| Hotline: 0983.970.780

Về dịch hại mới trên cây có múi

Thứ Tư 29/02/2012 , 13:49 (GMT+7)

Như NNVN đã đưa tin loài dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên cây có múi ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng). PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, Bộ môn BVTV, Trường ĐH Cần Thơ xác định đó là sâu đục trái cây có múi, có tên khoa học là Citripestis sagittiferella Moore.

>> Dịch hại mới trên cây có múi?

Qua thống kê chưa đầy đủ, 4 xã của huyện Kế Sách đã xuất hiện sâu đục trái, với gần 400 ha diện tích trồng bưởi, cam bị nhiễm. Các khảo sát ban đầu cũng ghi nhận được một số kết quả khác:

- Vết đục của sâu đục trái vừa mở đường cho nấm bệnh xâm nhập vừa tạo điều kiện cho dòi đục trái xâm nhập và gây hại khiến trái bị hư thối và rụng nhanh hơn. Do đó, hầu hết số trái bị sâu đục sẽ rụng; số ít còn lại cũng không thể bán vì mẫu mã và chất lượng kém.

- Khi đẫy sức, sâu sẽ chui ra ngoài và làm nhộng trong đất.

Các kết quả nghiên cứu được công bố ở nước ngoài cho biết loài sâu đục trái cây có múi đã xuất hiện ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Ở Malaysia, vào năm 1993 loài sâu này từ loại dịch hại thứ yếu đã trở thành loại dịch hại quan trọng và phổ biến trên cây có múi. Ở Úc, sâu đục trái cây có múi là đối tượng kiểm dịch nghiêm ngặt vì nước này lo sợ sự xâm nhập của đục trái cây có múi sẽ đe dọa các vùng trồng cam của họ.

Các công bố của nước ngoài cũng cho biết sâu đục trái trên cây có múi có thể tấn công và gây hại trên chanh giấy, chanh núm, bưởi, quýt hồng, cam...

Ở Việt Nam, theo PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, chưa thấy có báo cáo chính thức nào về sự xuất hiện và gây hại của loài sâu này. Do đó, trong thời gian tới,  dưới sự hỗ trợ và giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh, huyện Kế Sách sẽ triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm hình thái, sinh học, phân bố, gây hại của sâu đục trái cây có múi Citripestis sagittiferella và đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp loại sâu này.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất