| Hotline: 0983.970.780

Về một số nội dung bài báo liên quan đến tỉnh Thanh Hóa

Thứ Sáu 07/09/2012 , 11:19 (GMT+7)

Ngày 27/8/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cuộc họp để kết luận những nội dung mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin về tỉnh Thanh Hóa thời gian gần đây.

Ngày 27/8/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức cuộc họp để kết luận những nội dung mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin về tỉnh Thanh Hóa thời gian gần đây.

Tham dự có đại diện các cơ quan: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Thanh Hóa, Cục Báo chí, Cục Quản lý Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Lãnh đạo, phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam... Sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả cuộc họp kết luận các nội dung thông tin trên Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Báo Nông nghiệp Việt Nam xin tiếp thu tinh thần kết luận của Bộ Thông tin và Truyền thông và xin được cải chính, đồng thời làm rõ thêm một số nội dung thông tin. Cụ thể:

1. Bài báo “Đói lay lắt miền Tây Thanh Hóa” (NNVN ngày 8/3/2012):

Công văn của UBND huyện Quan Hóa do Phó Chủ tịch huyện Phạm Thị Hoa ký là gửi cho Sở LĐ-TB&XH, trong khi đó Báo viết gửi cho UBND tỉnh Thanh Hóa là không chính xác.

Giải trình của PV viết bài thì khi tiếp cận thông tin này, phía Phòng LĐ-TB&XH huyện Quan Hóa cho hay, bà Phạm Thị Hoa – PCT huyện đã có công văn xin hỗ trợ gạo gửi lên tỉnh 10 ngày rồi. Sơ suất của PV là không kiểm chứng tình tiết nên đinh ninh công văn xin gạo của UBND huyện phải gửi cho UBND tỉnh. Về sai sót này, PV viết bài đã nghiêm túc kiểm điểm trước Ban Biên tập và đã có lời xin lỗi đến PCT huyện Quan Hóa Phạm Thị Hoa (Báo NNVN số ra ngày 20/6/2012). Nay xin được đính chính là công văn báo cáo tình hình đời sống và xin gạo cứu đói của huyện Quan Hóa thời điểm giáp hạt tháng 3/2012 là gửi cho Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa chứ không phải gửi cho Chủ tịch UBND tỉnh.

Vấn đề này, cũng cần phải nói rõ, thời điểm đó một bộ phận người dân nghèo huyện Quan Hóa thiếu đói là có thật. Bằng chứng huyện Quan Hóa có văn bản báo cáo tình hình đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn huyện bằng đề nghị được cứu đói cho 922 hộ với 4.610 nhân khẩu và số gạo cần được cứu tế hơn 207 tấn. Cũng thời điểm đó, thống kê của Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa, toàn tỉnh có 12 huyện với 66.537 nhân khẩu đang thiếu lương thực. Ước tính, số gạo cần được cứu tế cho đồng bào thiếu đói là 1.522 tấn.

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng vấn đề đói giáp hạt ở Thanh Hóa, PCT tỉnh Thanh Hóa Vương Văn Việt đã có ngay công văn xin gạo gửi Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng chấp thuận cấp không thu tiền 1.530 tấn gạo cho Thanh Hóa cứu đói. Điều đó một lần nữa khẳng định, việc thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt tháng 3/2012 ở vùng miền tây Thanh Hóa là đúng sự thật.

2. Bài báo “Khi lòng dân chưa yên” (NNVN ra ngày 14/5/2012):

Xin khẳng định: Đây là bài viết thuộc thể thức bình luận, chạy theo sự kiện. Phóng viên tác nghiệp khi đồng chí Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa chưa đi công tác nước ngoài. Cụ thể từ ngày 9 đến ngày 11/5/2012, suốt 3 ngày đêm, hàng trăm người dân thị xã Bỉm Sơn nằm la liệt trước cổng trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa dưới cái nắng như thiêu đốt vào ban ngày và mưa tầm tã vào ban đêm. Phóng viên phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân là muốn được gặp đồng chí Chủ tịch chứ không có suy diễn. Phóng viên chia sẻ với người dân và mong người đứng đầu chính quyền tỉnh sớm giải quyết dứt điểm vụ việc để ổn định tình hình, tránh mất mỹ quan ở khu vực trung tâm thành phố và nơi công sở, cụ thể là ngay cổng trụ sở UBND tỉnh. Tuy nhiên, trong một số câu chữ, phóng viên viết thiếu thận trọng nên cần phải rút kinh nghiệm.

3. Về bài báo: “Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa” đăng trên Báo điện tử: Nongnghiep.vn và “Dân nghèo è cổ nuôi cán bộ” đăng trên báo giấy in ngày 26/6/2012 là bài báo thứ năm trong loạt bài thuộc chuyên đề: “Ngân sách nào kham nổi?”. Đây là chuyên đề phản ánh vấn đề thu phí và lệ phí ở cơ sở thuộc địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Trên báo điện tử, việc đổi tít bài từ “Dân nghèo è cổ nuôi cán bộ” sang thành “Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa” là muốn nhấn mạnh thực trạng bộ máy chính quyền các cấp còn cồng kềnh, cần phải tinh gọn.

 
Trụ sở UBND xã Quảng Vinh

Theo báo cáo của UBND xã Quảng Vinh (xã có khoảng 500 cán bộ như Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh) và UBND huyện Quảng Xương thì toàn xã có 254 cán bộ xã, thôn. Trong khi đó, báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, toàn xã Quảng Vinh chỉ có 205 cán bộ. Với số liệu khảo sát của PV viết bài thì xã Quảng Vinh có tới 494 cán bộ; trong đó hầu hết các thôn (xã có tổng cộng 15 thôn) đều có từ 20 cán bộ trở lên.

Cách viết của PV, cán bộ theo như dân gian vẫn thường quan niệm là những người phục vụ nhân dân, được hưởng phụ cấp của Nhà nước hoặc nhân dân đóng góp. Thực tế, những cán bộ xã và thôn mà PV Báo Nông nghiệp Việt Nam đề cập trong bài viết, tất cả đều có phụ cấp trách nhiệm và chính họ, khi được phỏng vấn đều nhận mình là cán bộ.

Tuy nhiên, theo tiêu chí của Bộ Nội vụ thì cán bộ cấp cơ sở gồm cán bộ chuyên trách và không chuyên trách với những vị trí nhất định, nghĩa là không thể đánh đồng mọi chức danh ở xã, thôn đều là cán bộ được vì vậy không thể có chuyện 1 xã có 500 cán bộ như báo nêu.

Riêng về các khoản đóng góp của dân, PV đã tìm hiểu rất cụ thể, chính xác, trung bình mỗi năm, mỗi hộ dân ở Quảng Vinh phải nộp cho xã, thôn 17-19 khoản, trong đó có những khoản xã đã thu, thôn vẫn thu lại. Và với mức đóng góp trung bình mỗi hộ dân từ 800.000-1.000.000 đồng/hộ nông dân/năm, theo chúng tôi là quá cao.

Báo Nông nghiệp Việt Nam thừa nhận việc dùng từ ngữ trong một số bài báo còn thiếu thận trọng, sử dụng cách nói dân gian thường dùng; nhưng không hề có ý mạt sát hay nhằm xúc phạm đến uy tín tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân nào.

Từ các bài báo nói trên, khi có ý kiến của UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã yêu cầu Báo thực hiện nghiêm túc công tác chỉ đạo của Bộ trong việc thông tin, phản ánh thực tiễn ở cơ sở về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích của Báo; rà soát và chấn chỉnh quy chế hoạt động của Báo, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Báo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Trên đây là một số nội dung cần phải cải chính cũng như thông tin làm rõ thêm. Báo Nông nghiệp Việt Nam thành thật xin lỗi UBND tỉnh Thanh Hóa cùng bạn đọc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm