| Hotline: 0983.970.780

Về số tiền cứu trợ ở Thạch Lâm

Thứ Tư 27/04/2011 , 10:55 (GMT+7)

Đại diện lãnh đạo Cty Sao Mai An Giang cho rằng: “Việc xã sử dụng số tiền 50 triệu đồng để khắc phục sửa chữa đường cơ sở hạ tầng là việc làm đúng, không có gì phải bận tâm..."

Báo NNVN nhận được đơn của một công dân ở xã Thạch Lâm, Thạch Hà (Hà Tĩnh) phản ánh: "Trong trận lũ lịch sử cuối năm 2010, Cty CP Đầu tư và xây dựng Sao Mai An Giang đã về trao cho xã Thạch Lâm 10 tấn gạo và 50 triệu đồng nhưng xã chỉ phát gạo cho dân còn số tiền đó xã để khắc phục cầu cống, kênh mương, nhà trường là sai nguyên tắc”.

Sau khi nhận đơn, NNVN đã trực tiếp tìm hiểu một số người dân trong xã cũng như làm việc với lãnh đạo xã Thạch Lâm và nhà cứu trợ. Qua tìm hiểu, những người dân chúng tôi gặp, tất cả họ đều bày tỏ lòng cảm ơn đối với các tổ chức, cá nhân đã đến với nhân dân Thạch Lâm bằng cả tấm lòng trong những ngày khó khăn. 

Một người dân ở Thạch Lâm tâm sự: "Do bị ngập sâu và ngập lâu trong lũ nên nhiều tuyến đường ở các thôn xóm Thạch Lâm đã bị xói lở, tạo thành ổ trâu, ổ voi thậm chí nhiều đoạn đường bị đứt nên việc đi lại của nhân dân vô cùng khó khăn. May có nguồn tiền cứu trợ của các nhà hảo tâm hỗ trợ chúng tôi, không những có cái ăn mà có tiền tu sửa lại đường sá, cầu cống, nếu không thì chưa biết khi nào các công trình này mới được khắc phục. Tôi cho rằng, việc dùng một phần kinh phí cứu trợ để khắc phục những công trình cấp bách này là hoàn toàn hợp lý và sáng suốt, cán bộ có tư túi đâu mà lo".

Qua kiểm tra thực tế tại xã Thạch Lâm cho thấy, số tiền cứu trợ của Cty Sao Mai An Giang, xã nhập vào quỹ và đã chi sửa chữa, khắc phục 10 công trình phúc lợi bị hư hại do lũ gây ra, cụ thể: Chi cho xóm Tiền Ngọa 3,3 triệu để tu sửa kênh mương, xóm Phái Thượng 3,5 triệu, xóm La Xá 3 triệu, xóm Kỳ Trung 6 triệu, xóm Kỳ Nam 3 triệu đồng để tu sửa cống thủy lợi; chi cho xóm Phái Nam 5,9 triệu, xóm Sơn Trình 3,6 triệu, xóm Phái Đông 3,5 triệu, xóm Kỳ Bắc 6 triệu đồng tu sửa đường giao thông bằng biện pháp đổ cấp phối biên hòa; chi cho trường Mầm non 5 triệu để xây lại tường rào… Tất cả công trình trên đã hoàn thành và đưa và sử dụng. Số tiền còn lại là 7 triệu 125 nghìn đồng, xã đã họp, thống nhất cho kế hoạch sửa chữa 5 công trình khác trên địa bàn.

Ông Bùi Đức Tịnh, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm nói: "Đợt lũ vừa qua có 31 đoàn đến cứu trợ về giúp Thạch Lâm với 1.919 suất quà, bao gồm 37,710 tấn gạo, 559 triệu đồng tiền mặt. Tất cả quà và gạo được cấp phát tức thì đến tận tay các hộ dân. Riêng tiền, do các công trình phúc lợi, đặc biệt là đường giao thông, kênh mương hư hỏng nặng nề quá, trong khi ngân sách xã vô cùng thiếu thốn nên chúng tôi đã tổ chức họp, lấy ý kiến và đi đến thống nhất dùng số tiền 50 triệu đồng của Cty Sao Mai An Giang cứu trợ và một số nguồn tài trợ khác để đầu tư khắc phục các công trình phúc lợi, kịp thời cho nhân đi lại, sửa chữa tường rào trường học cho con em học tập an toàn…

Nếu không có nguồn cứu trợ thì việc khắc phục đó phải chờ nguồn của cấp trên hoặc nhân dân phải tự đóng góp, trong khi dân đang khốn khổ vì hậu quả lũ lụt thì lấy đâu ra mà đóng góp.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ban lãnh đạo Cty Sao Mai An Giang về vấn đề này. Đại diện lãnh đạo Cty cho rằng: “Qua Báo NNVN giới thiệu, đoàn cứu trợ của Cty đã đến cứu trợ cho đồng bào ở xã Thạch Lâm là đúng địa chỉ, còn việc xã sử dụng số tiền 50 triệu đồng của chúng tôi để khắc phục sửa chữa đường sá, cầu cống, kênh mương, trường học cho đồng bào đi lại, sản xuất, cho học sinh ổn định học tập sau lũ là việc làm đúng, không có gì phải bận tâm".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm