| Hotline: 0983.970.780

Về Xuân Trường xem cây cảnh

Thứ Năm 20/10/2011 , 10:09 (GMT+7)

Tuy là lần đầu tiên được tổ chức, nhưng Hội chợ sinh vật cảnh huyện Xuân Trường (Nam Định) đã thu hút rất nhiều người tham dự...

Tuy là lần đầu tiên được tổ chức, nhưng Hội chợ sinh vật cảnh huyện Xuân Trường (Nam Định) không chỉ thu hút không chỉ hàng trăm hội viên Hội sinh vật cảnh trong huyện, mà còn không ít người của huyện khác, tỉnh khác như Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình… mang tác phẩm đến tham dự.

Trên 2.000 tác phẩm sinh vật cảnh được trưng bày từ khu vực Nhà lưu niệm đến trước tượng cố Tổng Bí thư Trường Chinh trong 10 ngày (7- 17/10) đã thực sự làm “mãn nhãn” người xem.

Từ lâu, Xuân Trường đã là một địa phương nổi tiếng về phong trào sinh vật cảnh, người viết bài này đã từng được xem nhiều tác phẩm sinh vật cảnh (SVC) của một số nghệ nhân nổi tiếng, nhưng đến hội chợ lần này, mới thấy hết sự phong phú, lòng say mê và tài năng sáng tạo của những người nông dân ở một huyện thuần nông. Hầu hết những tác phẩm trưng bày tại hội chợ là của các hội viên hội SVC các xã, tức là trước hết, họ là những nông dân chính cống, sáng tạo nên những tác phẩm SVC chỉ là công việc “tay trái” của họ trong lúc nông nhàn.

Ông Bùi Công Tuần, hội viên Hội SVC xã Thọ Nghiệp, kể rằng ông bắt đầu chơi cây cảnh cách đây 6 năm, hiện nhà ông có hơn 60 cây thế. Lần này, cả Hội SVC của xã mang lên góp mặt với hội chợ tổng cộng 63 cây. Ông Ngô Thành An, Chủ tịch Hội SVC xã Thọ Nghiệp chỉ có một trong số 63 cây ấy, nhưng là một cây vạn tuế có tên “mẫu tử” vô cùng độc đáo, có tuổi đời trên 40 năm.

 Các hội viên ở các CLB địa phương khác cũng “mỗi người một vẻ”. Ông Vũ Ngọc Ngân có cây sanh “long cổ”, ông Vũ Xuân Vinh góp cây sanh “giang siêu”, ông Nguyễn Đức Nghiêm có cây sanh “long giáng”, ông Trần Văn Hùng có cây sanh “nhất trụ kình thiên”, ông Mai Văn Hảo có cây sanh “tam đa”. Ông Nguyễn Văn Tương ở Hải Dương góp vào hội chợ một cây phi lao “phản phong thủ thế”. Xem cây, một lão ông gật gù bảo tôi:

- Ông có thấy gì khi xem cái cây này không? Nó là cái thế của một con người dày dạn phong sương, vừa kiên cường vừa ngạo nghễ trước phong ba bão táp, là “nghênh diện thu phong trận trận hàn” như lời thơ của Cụ Hồ đấy.

Hỏi về giá trị của cây, một nghệ nhân có cây tham gia hội chợ đã “khai tâm” cho tôi:

- Nói về giá trị nghệ thuật của cây thế thì nó thật vô cùng nhưng quan trọng nhất là cái giá trị ấy nó phụ thuộc vào con mắt, vào kiến thức của từng người, như thể âm nhạc phụ thuộc vào trình độ thẩm âm của người nghe vậy. Có người nghe một bản đàn chỉ thấy tửng từng tưng, nhưng cũng bản đàn ấy, có người lại thấy “Trong hoa, oanh ríu rít nhau/ Suối tuôn róc rách chảy thâu xuống ghềnh”. Xem cây, ngoài vẻ bề ngoài như dáng, thế…của cây, còn phải đọc ra được cái ý tưởng, cái triết lý mà chủ nhân của cây gửi gắm trong đó.

Hội chợ, ngoài việc là một nơi gặp gỡ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau về nghệ thuật, tay nghề và kinh nghiệm của các hội viên, còn là nơi trao đổi, mua bán cây thế khá nhộn nhịp. Đã có hàng chục cây thế được khách hàng từ khắp nơi về mua. Ông Ngô Thành An cho biết:

- Cây nào tham gia hội chợ cũng có biển đề tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ nhân, và chỉ sau khi kết thúc hội chợ mới được mang cây về. Vì vậy việc trao đổi, mua bán thường diễn ra trực tiếp giữa khách hàng với chủ cây. Khi việc mua bán đã thành, chủ nhân của cây chỉ việc thay biển mang tên mình thành biển mang tên khách mua. Hết hội chợ, người mua xuất trình CMND của mình cho ban tổ chức rồi mang cây về, không phải nộp bất cứ một chi phí nào. Nói về giá trị vật chất, thì cây thấp nhất tại hội chợ này cũng có giá vài chục triệu đồng. Trong số những cây đã được bán từ hôm hội chợ mở tới nay, tôi biết có những cây trị giá hai tỷ hay hơn một tỷ.

Cây thế chiếm nhiều diện tích nhất hội chợ cũng chỉ khoảng ba mét vuông, thường thường là một hay một mét vuông rưỡi. Hơn hai ngàn cây, chỉ chiếm diện tích chừng năm ngàn mét vuông (1/2 ha), nhưng giá trị của chúng thì có thể tương đương với giá trị cấy lúa của cả huyện Xuân Trường. Sự so sánh này khiến tôi giật mình đánh thót.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm