| Hotline: 0983.970.780

Vedan khám bệnh, phát thuốc cho 1.800 người nghèo

Thứ Năm 24/08/2017 , 15:50 (GMT+7)

Trong ba ngày 23, 24 và 25/8, Công ty Vedan Việt Nam phối hợp với Tổng Bệnh viện Vinh Dân (Đài Trung – Đài Loan) tổ chức khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho khoảng 1.800 người nghèo, tại ba huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai.

Bệnh tật khổ lắm!

Gần 8h sáng ngày 24/8, các chuyến xe chở hàng trăm người dân các xã thuộc huyện Cẩm Mỹ đã di chuyển tới nhà văn hóa xã Thừa Đức, nơi đoàn bác sĩ của Tổng Bệnh viện Vinh Dân (Đài Trung – Đài Loan) cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Công ty Vedan Việt Nam đã “trực chiến” từ lúc trời còn tờ mờ sáng.

Hoạt động khám bệnh từ thiện được Vedan Việt Nam thực hiện nhiều năm qua

Ông Lê Cả (60 tuổi, ngụ ấp 1, xã Xuân Đường) cùng mẹ già 84 tuổi hôm nay cũng dậy sớm hơn mọi ngày, tới trụ sở ấp để lên xe ô tô ban tổ chức chuẩn bị sẵn, cùng bà con tới tới đây khám bệnh.

“Tôi bị xẹp đĩa đệm cột sống, dây thần kinh bị chèn ép nên thường xuyên đau nhức. Mẹ tôi mấy năm nay đau tức vùng ngực và bụng, đi khám trên huyện họ nói viêm dạ dày, đại tràng và khuyên lên Sài Gòn chữa trị. Khổ nỗi nhà không có tiền nên chẳng dám đi, bệnh cứ nặng thêm. Mấy hôm trước xã thông báo cho hai mẹ con lên đây khám bệnh, nhận thuốc miễn phí nên mừng lắm, mong bệnh sẽ đỡ hơn! ”, ông Lê Cả xúc động nói.

Trong số hàng trăm người tới khám bệnh, chúng tôi để ý tới một người đàn ông gầy gò, da đen nhẻm, mắt phải bị mù, bàn tay phải đã cụt hết ngón và chằng chịt vết sẹo. Được hỏi, ông cho biết tên Nguyễn Văn Trường (ngụ ấp Tự Túc, xã Thừa Đức), năm 20 tuổi trong một lần đi cuốc cỏ tranh thuê tại xã Cẩm Đường kế bên đã cuốc trúng quả mìn còn sót lại thời chiến tranh. May mắn không mỉm cười với người đàn ông này khi đứa con trai thứ tư sinh ra thì bị câm điếc bẩm sinh.

Vượt qua nỗi đau, vợ chồng ông chăm chỉ làm thuê cuốc mướn và gom góp mua 2 sào đất để đào ao nuôi cá và trồng lúa nuôi các con ăn học. “Giờ cháu út đã 14 tuổi đang học tại trường khuyết tật Đồng Nai. Mừng nhất là cháu rất thông minh, chữ viết thông thạo và thường xuyên giao tiếp với ba mẹ bằng… chữ trên giấy!”, con mắt còn lại của ông Trường ánh lên vẻ tự hào. Hôm nay ông cũng dậy từ sáng sớm, chuẩn bị xong công việc gia đình, sau đó tới đây để nhờ các bác sĩ tư vấn cho căn bệnh đau khớp, tê từ vai xuống tận bàn tay.

“Bệnh tật khổ lắm! Nhiều đêm nằm nghiêng một lúc là đau nhức không chịu nổi. Nhưng suốt ngày lo ao cá, ruộng vườn, tiền cũng chẳng dư dả nên đâu dám đi bệnh viện. Giờ được các bác sĩ khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tôi mừng lắm!”, ông Trường khắc khổ nói.
 

Đồng hanh cùng ngành y tế Đông Nai

Nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi, nâng cao năng lực ngành y tế và triển khai khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí tại tỉnh Đồng Nai, trước đó ngày 22/8, tại UBND tỉnh Đồng Nai đã diễn ra lễ thực thi chương trình hợp tác đã được ký kết năm 2016, giữa UBND tỉnh Đồng Nai với Tổng Bệnh viện Vinh Dân (Đài Trung- Đài Loan) và Công ty Vedan Việt Nam. Theo đó, từ năm 2016, mỗi năm UBND tỉnh Đồng Nai sẽ cử 5 cán bộ y tế và bác sĩ của tỉnh đến Tổng bệnh viện Vinh Dân để tham gia đào tạo, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực y tế. Toàn bộ chi phí trong khoảng thời gian đào tạo sẽ do Công ty Vedan Việt Nam tài trợ.

Được biết, Tổng Bệnh viện Vinh Dân là một trong bệnh viện lớn nhất Đài Loan. Đây cũng là trung tâm y học và bệnh viện giảng dạy loại A, hoạt động chuyên nghiệp, có quy mô lớn, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, an toàn và thân thiện với người bệnh, được giới chuyên môn đánh giá có uy tín ở khu vực châu Á.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đánh giá cao các hoạt động xã hội, từ thiện của Công ty Vedan Việt Nam và Tổng Bệnh viện Vinh Dân. Ông Hùng cũng mong muốn Vedan Việt Nam tiếp tục có những hoạt động từ thiện xã hội vì cộng đồng và là cầu nối đưa y, bác sĩ của Đồng Nai sang Tổng bệnh viện Vinh Dân học tập, trao đổi kinh nghiệm theo chương trình hợp tác đã được các bên ký kết.

Thỏa thuận hợp tác y tế này sẽ mang lại lợi ích lớn cho hoạt động y tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Đồng Nai trong tương lai.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm