| Hotline: 0983.970.780

Vị đạo sĩ cuối cùng trên đỉnh Thất Sơn

Thứ Sáu 29/06/2012 , 12:38 (GMT+7)

Thất Sơn (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), vùng núi huyền bí nhất khu vực đồng bằng Nam Bộ, nơi có vô số chuyện kỳ bí về những đạo sĩ sống ẩn dật, luyện võ, tu đạo cứu người. Nhưng, đó là chuyện xưa. Còn bây giờ, Thất Sơn đã bớt huyền bí, và chỉ còn một vị đạo sĩ cuối cùng, đạo sĩ Ba Lưới.

Thất Sơn (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), vùng núi huyền bí nhất khu vực đồng bằng Nam Bộ, nơi có vô số chuyện kỳ bí về những đạo sĩ sống ẩn dật, luyện võ, tu đạo cứu người. Nhưng, đó là chuyện xưa. Còn bây giờ, Thất Sơn đã bớt huyền bí, và chỉ còn một vị đạo sĩ cuối cùng, đạo sĩ Ba Lưới. Thuở núi rừng còn hoang vu, ông từng 2 lần giết “mãng xà tinh”, trấn động cả Nam kỳ Lục tỉnh.


Núi Cấm huyền bí quanh năm mây cuốn

KHẮC CHẾ MÃNG XÀ

Núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là “Thất sơn nhất đỉnh” của vùng “năm non bảy núi” ở An Giang và được coi là “nóc nhà” miền Tây. Núi cao hơn 700m, mây phủ quanh năm, thâm u, kỳ bí. Theo sử sách thì núi Cấm là nơi năm xưa vua Gia Long Nguyễn Ánh ẩn dật khi chạy trốn sự truy nã của nhà Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh chạy ra đảo Phú Quốc, một số cấm vệ quân đã ở lại lập ra môn phái võ Thất Sơn lưu truyền đến ngày nay. Núi Cấm còn là nơi các nghĩa quân, chí sĩ yêu nước khởi nghĩa chống Pháp thất bại lui về đây ở ẩn, tu hành như  Cao Văn Do (Bảy Do), cháu ruột của anh hùng Thủ Khoa Huân, người lập nên chùa Phật Lớn ngày nay.

Đường lên Thất Sơn có thể nói là con đường “chông gai” nhất miền Tây với những dốc đá treo leo, cây dại bít bùng, lâu lâu mới có một tia nắng lọt qua lớp cây lá dày đặc. Nếu không có anh bạn “thổ địa” tên Năm Sơn dẫn đường, chắc khó lòng tôi leo được đến nơi. Sau mấy tiếng đồng hồ leo trèo, người mướt mồ hôi, cuối cùng Năm Sơn cũng dừng lại và chỉ chiếc am nhỏ phía trên: “Tuyệt tình cốc” của Ba Lưới đấy.


Lối nhỏ lên “Tuyệt tình cốc” trên đỉnh núi Cấm của đạo sĩ Ba Lưới

Tôi ngước lên, một cụ già khuôn mặt quắc thước, râu tóc đã bạc phơ đang ngồi nhắm mắt bất động trước cửa am, chỉ có chòm râu dài bạc phơ đang rung nhẹ. Đó là đạo sĩ Ba Lưới, năm nay 98 tuổi. “Sao lại gọi là “Tuyệt tình cốc”?, tôi ngạc nhiên. "Tại ổng ở trong cái am cao nhất nên mọi người gọi vui vậy thôi chứ ổng không “tuyệt tình” đâu”, Năm Sơn cười đáp.

Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở vùng Chợ Mới (An Giang). Năm 18 tuổi ông một mình ngao du khắp nơi, đến vùng Thất Sơn, ông quyết định dừng lại và tu luyện cùng các nghĩa sĩ ẩn dật. Sơn giới thiệu: “Hồi đó ở đây linh thiêng, huyền bí lắm chứ không phải như bây giờ đâu, chưa kể đủ loại mãnh thú như cọp, báo, mãng xà. Cho nên, chỉ có những người bản lĩnh với một lá gan bằng… sắt, có tâm, chuyên làm chuyện chính trực như ông Ba mới sống được ở đây thôi”.


Đạo sĩ Ba Lưới

Nói về lần quyết đấu sinh tử với con “mãng xà tinh”, ông Ba Lưới kể, nếu không có những năm tháng miệt mài luyện võ, luyện sức và một tinh thần thép thì ông đã làm mồi cho con hổ mây đen ngót trăm ký từ lâu.

“Hôm đó tui đang lên dốc núi thì thấy một khúc đen thui nằm chắn ngang đường. Định thần nhìn kỹ, tui lạnh lưng khi biết đấy là con rắn hổ mây đang tắm nắng. Thấy động nó ngóc đầu nhìn tui, đôi mắt đỏ ngầu. Biết không tránh khỏi cuộc ác đấu nên tui lùi lại cầm cây đòn gánh thủ thế. Ngay lúc đó, con rắn hổ rít gió lao tới. Đợi nó đến đúng tầm, tui dồn sức quét ngang cây đòn gánh. Nhưng, dường như biết đối thủ của nó không dễ “nuốt” nên gần tới nơi nó khựng lại, cái đầu liên tục nhịp nhịp, cặp mang phè ra rộng hơn một cánh tay người lớn, lưỡi lè ra dài bằng nửa chiếc đòn gánh. Chúng tui nhìn nhau 1 lúc lâu. Rồi, nó bất thần phóng tới như một tia chớp. Tui bình tĩnh vận nội công, ra đòn và nghe một tiếp “ục” nặng như chì. Con rắn bị cây đòn gánh trên tay tui quật gãy khúc gần giữa thân. Nhưng, con rắn chưa chịu nằm im, cái đuôi của nó quất một cái làm tui hoa mắt, chới với. Không có cân để xem nó nặng bao nhiêu, nhưng ước nó nặng hơn tui. Tức là ít nhất cũng hơn 70 ký”, ông Ba nhớ lại.

Mấy năm sau, ông lại một lần quyết tử với con hổ mây thứ hai gần bằng con trước.

MỘT ĐỜI CỨU NHÂN ĐỘ THẾ

Nói về sự ngày càng nghèo đi của núi Cấm, giọng ông Ba chùng xuống: "Ngày xưa, núi Cấm là kho dược liệu quí cả ngàn loại. Nhưng hồi đó 10 phần nay chỉ còn 2. Mấy thứ hiếm như kỳ nam, điên điển núi, ngải móng trâu, hồng khấu, sa nhơn, ngải tượng... khó tìm lắm, có khi phải tìm mấy ngày mới thấy. Tìm được rồi phải khấn vái chư thần, thổ địa xem cây nào nhổ được cây nào không, chứ đâu phải thấy là bứng gốc mang về như mấy “thầy” bây giờ! Còn những con “mãng xà tinh”, dữ thì dữ thế nhưng chắc cũng không thoát bàn tay của con người?”.

Vùng Bảy Núi xưa kia có vô số rắn độc, trong đó có những loài cực độc như chàm quạp, hổ sơn, hổ chuối, mai gầm... nếu bị cắn mà không biết cách sơ cứu bài bản trước khi tìm đến thầy giỏi thì cầm chắc cái chết. Những loại này độc nhưng chỉ to hơn ngón chân, còn loại rắn độc khổng lồ là hổ mây. Nhắc đến "con quái vật" này, ai đã từng đi rừng lâu năm cũng ít nhất một lần “đụng” nó và khiếp sợ! Chúng có đặc điểm lớn không có điểm dừng, có khi nặng cả trăm ký, dài gần hai chục mét. Khi di chuyển trên cây, nó lướt nhanh như xé gió. Còn ở dưới đất, cái đầu có mồng đỏ bầm của nó ngóc cao cả mét.

Chứng kiến những cái chết thương tâm vì rắn cắn của người dân lành, và sau 2 lần suýt chết vì rắn, ông Ba quyết định đi “tầm sư” học những bài thuốc trị rắn cắn. Sau hàng tháng trời lặn lội chốn rừng thiêng nước độc, Ba Lưới may mắn gặp được đạo sĩ Bùi Văn Thân và được vị đạo sĩ này truyền cho những bài thuốc trị rắn cắn gia truyền. Đến nay, ông Ba không nhớ nổi đã “hồi sinh” cho bao nhiêu người sau khi bị rắn cắn.

Ông Ba nói rồi đứng lên lấy trong chiếc rương gỗ ra một mẩu sừng nhỏ cỡ ngón tay, màu đen tuyền, ông nói: "Đây là sừng con Dinh rắn. Sư phụ truyền lại cho tôi trước lúc lâm chung với lời nhắn rằng: cầm “bảo bối” này trong tay mà không cứu được người gặp nạn là có tội lớn với truyền nhân”.

Theo ông Ba thì chiếc sừng Dinh rắn có thể hút nọc nhưng còn phải kết hợp với 1 bài thuốc và những động tác võ thuật dành riêng cho việc đẩy nọc độc của rắn, truyền nguyên khí cho nạn nhân nữa mới thoát chết. Cũng vì thế, từ mấy chục năm nay, ông Ba vẫn không ngừng luyện tập môn võ Thất Sơn và Thái cực quyền. Theo truyền thuyết thì Dinh rắn là một loài dị thú thuộc nhóm bò sát có sừng chuyên ăn thịt rắn độc (ngoài Dinh rắn còn có Dinh cá, Dinh cỏ). Loài dị thú này sống ở những vùng núi hiểm trở nhất Ấn Độ. Các loại rắn độc gặp Dinh rắn là nằm như bị thôi miên, không còn sức chạy nữa. Và chỉ cần người nào mang sừng Dinh rắn trong người thì không phải lo bị rắn độc cắn.


Tượng Phật cao nhất vùng Đông Nam Á do đạo sĩ Ba Lưới vận động xây dựng

Đạo hạnh và tấm lòng bác ái của ông Ba Lưới khiến nhiều người nể phục, ngay cả những vị sư của các chùa vùng Bảy Núi khi gặp ông hạ sơn phải xếp dù, xếp mũ chào thầy. Còn người dân vùng Thất Sơn mỗi khi đứng dưới bức tượng phật cao 36 mét, nặng 800 tấn trên đỉnh núi Cấm, bức tượng cao nhất vùng Đông Nam Á, lại nhớ vị đạo sĩ Ba Lưới, bởi ông chính là người có công chính trong việc huy động sức người, sức của dựng nên bức tượng này.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất