| Hotline: 0983.970.780

Vị giám đốc trẻ mơ trở thành “vua nước"

Chủ Nhật 09/10/2011 , 19:43 (GMT+7)

Đó là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Doanh nghiệp Hoành Sơn - một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Hà Tĩnh.

Trụ sở Doanh nghiệp Hoành Sơn
Đó là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Doanh nghiệp Hoành Sơn - một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Hà Tĩnh.

Từ làm đại lý bán phân bón, kinh doanh vật liệu xây dựng, nay Hoành Sơn đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh vận tải số một và nhà thầu lớn nhất trên địa bàn với tổng giá trị nguồn vốn lên đến trên ngàn tỷ đồng. Hiện tại, Hoành Sơn đang đầu tư 3 ngàn tỷ đồng để xây dựng dự án cấp nước cho KKT Vũng Áng trên đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Dám nghĩ, dám làm

Nhu cầu về nước ngọt phục vụ cho KKT Vũng Áng là một vấn đề vô cùng bức bách nhưng Hà Tĩnh lại là một tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn nên không thể đầu tư xây dựng công trình cấp nước lớn hàng ngàn tỷ đồng dẫn từ thượng nguồn về phục vụ KKT Vũng Áng. Trong khi đó lãnh đạo tỉnh đang đau đầu về vấn đề trên bởi sức ép phải làm sao để có 1 triệu m3 nước/ngày đêm cho các dự án như nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng, nhà máy thép Thạch Khê, Cty CP Hóa cốc, nhà máy chế biến pigmen, các nhà máy chế biến gỗ băm dăm.

Số đơn vị nói trên đều cần phải có nguồn nước ngọt để những tháng cuối năm 2011 này đi vào hoạt động; số dự án còn lại như, khu đô thị dịch vụ Phú Vinh, khu công nghiệp phụ trợ, thép Vạn Lợi, Tập đoàn FORMOSA và các nhà đầu tư khác trong KKT Vũng Áng đều cần cấp nước sản xuất và nước sinh hoạt vào năm 2012. Theo nhu cầu sử dụng nước của KKT thì mỗi ngày đêm phải có một khối lượng nước khoảng 1.005.000 m3 nước.

 Với nhu cầu bức bách trên, tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra lộ trình quy hoạch xây dựng Dự án hệ thống thủy lợi Rào Trổ ở thượng nguồn huyện Kỳ Anh đã được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan phê duyệt với giá trị đầu tư lên đến 2.998 tỷ đồng, sau 4 năm công trình phải được hoàn thành đưa vào sử dụng. Trước mắt, Hà Tĩnh phải tận dụng nguồn nước từ các hồ đập hiện có như hồ Sông Rác, thượng nguồn Sông Trí, Kim Sơn, Tàu Voi, Đá Cát, Mộc Hương, hồ Cây Sung, đập Đá Quại và một số hồ tiểu thủy nông khác để vừa phục vụ SXNN vừa cấp nước sinh hoạt dân sinh, vừa phải chắt chiu tiết kiệm nước trước mắt cấp tạm cho các dự án trong KKT khi nhà máy nước chưa có.

Chia sẻ khó khăn với lãnh đạo tỉnh, ông chủ doanh nghiệp Hoành Sơn đã chung vai giải bài toán hóc búa này, dù biết rằng sức lực của mình còn có hạn đối với một dự án lên đến ba ngàn tỷ đồng. Đây quả là một quyết định táo bạo đối với một ông chủ doanh nghiệp trẻ.

Với tay đến kho nước

Rào Trổ là một con sông lớn nằm ở phía Tây Nam huyện Kỳ Anh. Lưu vực sông Rào Trổ trải dài theo nhiều xã của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình với diện tích lưu vực 556 km2. Rừng Rào Trổ có độ che phủ của các loài thảm thực vật khá dày nên trữ lượng nước dồi dào. Đây là tiềm năng quyết định để cung cấp nước ngọt cho KKT Vũng Áng và huyện Kỳ Anh kể cả một phần huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Việc xây dựng hồ chứa trên sông Rào Trổ là hết sức cấp bách và cần thiết, mang tính chất quyết định cho việc đầu tư sản xuất của hàng trăm dự án lớn nhỏ ở KKT Vũng Áng.

Theo như bản thiết kế thì đập Rào Trổ có cao trình +84 m với dung tích 162,4 triệu m3 nước thả theo lòng sông Rào Trổ về sông Lạc Tiến cách vị trí đập Rào Trổ khoảng 22km với cao trình đập dâng Lạc Tiến là 37m, từ đập dâng Lạc Tiến tiếp tục bổ sung cho hồ thượng nguồn sông Trí bằng đường hầm dẫn nước tuynel dài 1,2km và đường kênh lớn về sông Trí. Tại hồ sông Trí hiện đã có cao trình 22 m, sẵn sàng chuyển nước về nhà máy cấp và xử lý nước tại xã Kỳ Thịnh.

Ông Trần Quốc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, người trực tiếp phụ trách công tác thủy lợi của tỉnh cho biết: “Đây là một công trình thủy lợi đầu mối, không những tạo nguồn nước để phục vụ cho KKT Vũng Áng mà còn cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân”. Nguồn tài chính hoàn toàn do doanh nghiệp Hoành Sơn tự bỏ ra đầu tư, sau 4 năm xây dựng, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng lúc đó chủ đầu tư được quyền khai thác để thu hồi vốn. Dự án đã được Thứ trưởng Bộ TN- MT Nguyễn Thái Lai ký văn bản chấp thuận vào ngày 1/9/2011.

+ Đến thời điểm này, phương án xây dựng đã được chọn. DN đang chờ tỉnh hoàn tất các thủ tục liên quan để chuẩn bị cho ngày khởi công vào quý 1/2012 với các hạng mục: Đắp đập Rào Trổ, đập dâng Lạc Tiến, Nhà máy xử lý nước, xây dựng cống ngăn mặn (Bara Kỳ Hà), phấn đấu cấp đủ 1 triệu m3 nước theo nhu cầu của các DN trong KKT khi nhà máy hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Tin chắc rằng, với nghị lực, trí tuệ của ông giám đốc trẻ Hoành Sơn, cộng với sự quan tâm của các Bộ ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh và nhân dân trong vùng dự án, một ngày không xa ông giám đốc trẻ Hoành Sơn sẽ trở thành ông “Vua nước”.

Cũng theo ông Hùng, ngoài việc cấp nước cho KKT Vũng Áng, công trình thủy lợi Rào Trổ còn cấp nước cho vùng hạ du thuộc tỉnh Quảng Bình vào những tháng kiệt với lưu lượng tối thiểu 2,1m3/s cho trên 1.000ha đất SXNN, 0,178m3/s cho SX công nghiệp, 0,010m3/s nước sinh hoạt. Đặc biệt duy trì được dòng chảy nền đáp ứng các nhu cầu về giao thông, chống xâm nhập mặn trên các con sông lớn, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường, du lịch sinh thái, giảm lũ cho các vùng hạ du.

GĐ Phạm Hoành Sơn cho biết: DN chúng tôi đứng ra đảm nhận đầu tư xây dựng công trình này, thực sự là một bài toán hóc búa, bởi thế một số người cho rằng, Hoành Sơn dám “nuốt lưỡi búa”. Nhưng ý thức của chúng tôi là, tỉnh nhà đã thu hút được nhiều dự án về đầu tư trên quê hương, các dự án đã và đang triển khai rầm rộ có hiệu quả, nhưng lại thiếu nước ngọt nên chúng tôi phải nhảy vào gánh vác trọng trách này.

Theo số liệu từ BQL KCN Vũng Áng, đến thời điểm cuối năm 2011, KKT Vũng Áng đã tiếp nhận 103 DN có tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, vì thế nước ngọt như mạch máu nuôi cơ thể sống. Nếu không có nhà máy cấp nước kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển của cả KKT. "Trong lúc tỉnh nghèo, không có nguồn vốn để đầu tư, chúng tôi là DN của quê hương Hà Tĩnh phải ra tay giúp tỉnh. Biết rằng thực lực tài chính DN không thể có một lúc 3.000 tỷ đồng, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng. Bằng khả năng của mình, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBCNV công ty, đến nay chúng tôi đã mua bổ sung thêm được 40 chiếc xe ben loại lớn, 20 máy xúc, máy ngoạm sẵn sàng vào cuộc", ông chủ DN Hoành Sơn cho biết.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.