| Hotline: 0983.970.780

Đất

Vi hành

Thứ Sáu 06/06/2014 , 08:40 (GMT+7)

Thăm được hơn chục hộ dân ở khắp Tứ xã thì đã hơn 19 giờ. Đói meo, ông Vượng tạt vào quán làm suất cơm bụi rồi hỏi đường vào nhà Bí thư Huyện ủy./ “Lòng tốt”

Nhận thấy bệnh tình của ông Phan Văn Lê khó hồi phục, mà dù có hồi phục thì cũng không còn đủ sức khỏe để đảm đương công việc cũ, cấp trên quyết định điều ông Lê Văn Vượng, Thứ trưởng một bộ về Tây Xương tham gia Thường vụ, thay thế cương vị của ông Lê.

Về tỉnh, điều quan tâm lớn nhất của ông là việc thu hồi 2.000 ha đất. Nhận việc được 3 ngày, ông bảo Chánh Văn phòng thuê cho chiếc ô tô 4 chỗ, tự mình lái thẳng về Tứ xã. Thấy ông vào, chủ nhân một ngôi nhà cấp 4 ở đầu làng Tiên Mai là cặp vợ chồng trên dưới 30 tuổi, hỏi:

- Bác tìm ai ạ?

- Tôi là cán bộ tỉnh, đi nắm tình hình thu hồi đất ở địa phương, ghé thăm gia đình ta.

- Tức là bác lại đến vận động vợ chồng cháu nhận tiền bồi thường chứ gì? Ngày nào mà các ông các bà ấy chả kẻ vào người ra như mắc cửi. Ai cũng nói rất hay. Ai cũng xui vợ chồng cháu nhận bồi thường, giao đất. Nhưng khi chúng cháu hỏi rằng nhận tiền, giao đất xong rồi thì 5 con người, hai vợ chồng với 3 đứa con cháu sẽ ở đâu, thì chẳng ông nào bà nào trả lời được cả.

- Anh chị sẽ được giao đất ở tại khu tái định cư. Sao lại nói là không có chỗ ở.

- Trước đây, Nhà nước định giao đất tái định cư cho chúng cháu ở Bình Sa. Mỗi hộ được 100 m2, giá 6 triệu đồng một mét. Sau nhờ ông Bí thư Huyện ủy Trần Hưng nên mới được giao đất ở ven quốc lộ 10A đoạn chạy qua xã Tây Hạ, giá 4 triệu đồng một mét vuông. Nhưng chẳng ai có tiền mà nhận. Mà nhận rồi thì căng bạt lên đấy để trú mưa trú nắng, rồi xách bị đi ăn mày à?

- Tôi chưa hiểu những lời anh chị vừa nói…

- Bác ngồi làm việc trong phòng khép kín. Mùa đông có máy sưởi, mùa hè có máy lạnh thì bác làm sao hiểu được đời sống của người dân. Đất ở nhà cháu 200 m2. Làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ 3 năm nay không được cấp.

Truyện dài kỳ "Đất":

>>“Lòng tốt”
>>Việc nhà
>>Vận hành
>>Việc nước
>>Khởi động
>>Viên đạn bọc đường
>>Thương lượng
>>Những con mắt
>>Bão táp

Bây giờ thu hồi, họ chỉ đền nhà cháu 180 m2 đất ở, giá 600 ngàn một mét, thành 108 triệu đồng. Giá được cấp sổ với đền đủ, thì cháu được 240 triệu đồng cơ. Vợ chồng cháu có 4 sào đất cấy, họ thu hồi tất, bồi thường được 117 triệu nữa.

Cộng thành 225 triệu. 100 m2 đất tái định cư là 400 triệu. Bác bảo chúng cháu lấy đâu ra 175 triệu nữa mà bù vào để có đất tái định cư. Rồi sau đó lấy gì mà làm nhà, mà mưu sinh? Giá như các ông trên tỉnh nghe theo đề nghị của ông Trần Hưng, thì dân chúng cháu còn có đường mà sống.

- Ông Trần Hưng đề nghị thế nào?

- Ông ấy bảo dự án này thuộc nhóm dự án mà muốn lấy đất thì nhà đầu tư phải thương lượng với dân về giá cả bồi thường. Ông ấy đã chỉ đạo họp tất cả dân ở đây để hỏi ý kiến về giá bồi thường. Dân đề nghị 500 ngàn đồng một mét vuông đất nông nghiệp, 2,5 triệu một mét thổ cư, và phải đền đủ.

Biết ông Hưng đã yêu cầu ủy ban huyện báo cáo ý kiến đó của dân lên tỉnh, ai cũng phấn khởi. Ai cũng bảo nếu được như thế thì dân sẽ góp tiền làm đền thờ sống ông ấy ngay. Vì nếu được đền bù theo giá ấy thì như nhà cháu sẽ được bồi thường 500 triệu đất ở, 720 triệu đất cấy, thành một tỷ hai trăm hai chục triệu. Nộp tiền đất tái định cư 400 triệu. Làm nhà vài trăm triệu nữa. Còn lại cũng mua được cái xe tải vài tấn để vợ chồng con cái kiếm miếng cơm. Nhưng tỉnh không nghe…

- Thế nếu… nếu chính quyền cứ quyết thu hồi đất mà không chấp nhận giá của dân thì anh có chấp hành không?

Mắt người chồng bỗng đỏ hoe:

- Không chấp hành thì làm sao được hở bác. Không chấp hành thì họ đem máy đến họ ủi nhà, họ bỏ tù. Thôi thì đành là tan nát gia đình. Đến lúc ấy thì đành gửi con về bên ngoại, rồi vợ chồng dắt díu vào Nam hay lên Tây Nguyên, làm thuê làm mướn chứ còn biết làm sao…

Thăm được hơn chục hộ dân ở khắp Tứ xã thì đã hơn 19 giờ. Đói meo, ông Vượng tạt vào quán làm suất cơm bụi rồi hỏi đường vào nhà Bí thư Huyện ủy. Đang dỗ vợ ăn từng thìa cơm, thấy có khách, Trần Hưng chạy ra và sững người khi nhận ra vị lãnh đạo mới. Nhìn bộ mặt ngẩn tò te của Bí thư Huyện ủy, ông Vượng bật cười:

- Ông ngạc nhiên lắm à?

- Vâng, em thật không ngờ. Sao anh không điện trước để bọn em bố trí…

- Ông mà cũng có cái lối tư duy ấy à. Đến đâu cũng điện trước để địa phương chuẩn bị linh đình, rồi chỉ được nghe những con số tròn trĩnh, những báo cáo như hoa như gấm thì làm sao mà hiểu dân được. Tôi vừa đi thăm một số bà con ở Tứ xã về. Có nhiều điều muốn tâm sự với ông. Bây giờ thế này. Để tôi vào thăm cô Duyên một chút. Ông tranh thủ ăn cơm đi. Tôi ăn rồi. Xong, có cà phê cà pháo gì thì pha. Nhiều chuyện phải nói đấy.

Khi hai người đã ngồi đối diện nhau với hai phin cà phê trước mặt, ông Vượng bảo Trần Hưng:

- Tôi muốn được nghe những điều chân thành nhất, gan ruột nhất của ông về việc bồi thường cho bà con bị thu hồi đất ở Tứ xã. Đừng giấu tôi điều gì.

Được gợi đúng nỗi niềm, Trần Hưng đã cởi mở hết lòng mình với vị lãnh đạo mới… Khi Trần Hưng ngừng lời thì đồng hồ đã chỉ gần 0 giờ. Ông Vượng trầm tư:

- Công nghiệp hóa là con đường duy nhất mà chúng ta phải đi để đất nước thoát nghèo. Nhưng không thể công nghiệp hóa bằng bất cứ giá nào. Lại càng không thể công nghiệp hóa bằng sự bần cùng của người nông dân. Thu hồi đất nhưng phải bảo đảm cho người bị thu hồi một đời sống ít nhất là ngang bằng với đời sống của họ trước lúc bị thu hồi.

Nếu không thì thu hồi đất sẽ đồng nghĩa với tước đoạt. Nghe tâm sự của một số bà con nông dân Tứ xã trong ngày hôm nay, tôi thấy có mấy việc cần phải tháo gỡ ngay. Nếu không, chúng ta sẽ trở thành thủ phạm đẩy mấy vạn con người vào cảnh bần cùng.

Trước hết là phải cấp ngay sổ đỏ thổ cư cho dân hai làng Bùi Đình và Tiên Mai. Thứ hai, phải áp dụng đúng điều 3 mục II của quy định ban hành kèm theo Quyết định 01 của tỉnh về đất ở nông thôn trong việc tính bồi thường.

- Thưa anh, được như vậy thì lợi cho dân quá. Đó cũng chính là tâm nguyện của mấy anh em em trong Thường vụ Huyện ủy. Nhưng tỉnh đã bác tờ trình của huyện xin tiếp tục cấp sổ đỏ thổ cư cho dân Tứ xã, ưu tiên cho dân hai thôn Bùi Đình và Tiên Mai.

- Ngay sáng mai tôi sẽ làm việc với bên ủy ban, và sẽ có chỉ đạo dứt khoát. Hai ngày sau văn bản của tỉnh sẽ về đến huyện. Từ nay đến khi Luật Đất đai mới có hiệu lực, thời gian còn rất ngắn.

Trong 7 loại đất không được cấp sổ đỏ quy định tại Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai mới, có loại đất đã có quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy chúng ta phải cấp sổ xong cho dân trước khi Luật và Nghị định mới có hiệu lực. Một điều nữa cũng dứt khoát phải làm, là cho dừng chi trả để thương lượng với dân về giá bồi thường.

- Như vậy là phải thu hồi lại Quyết định số 1240 của tỉnh?

- Đúng vậy. Chính phủ đã có văn bản quy định rõ những dự án nào thì phải thương lượng với dân về giá cả bồi thường khi dân bị thu hồi đất. Nhưng ít nơi nào thực hiện quy định này, chỉ toàn ép dân, thậm chí cưỡng chế đuổi dân ra khỏi mảnh đất của mình mà không thèm quan tâm đến việc dân sống ra sao sau khi mất đất. Họ làm thế để vừa được thành tích, vừa được những thứ khác trong bóng tối.

Vụ thu hồi đất này ở Tây Đằng, qua thương lượng để đạt được sự đồng thuận của dân, sẽ tạo nên một tiền lệ tốt, và sẽ rút ra được rất nhiều kinh nghiệm quý cho công nghiệp hóa. Vì muốn thực hiện được công nghiệp hóa thì phải bắt đầu từ đất và đời sống của những người bị thu hồi đất.

Tiếng lảnh lót của con chích chòe ngoài vườn khiến cả hai giật mình. Ông Vượng đứng dậy:

- Sáng bảnh mắt rồi. Tôi về tỉnh đây.

Trong tập văn bản do Văn phòng trình Bí thư Huyện ủy sáng hôm ấy, có báo cáo của Trưởng Công an huyện Đào Lâm về hai việc. Thứ nhất là từ nơi lẩn trốn, Lương Thị Ngân đã liên hệ với trực ban Công an huyện Tây Đằng xin về tự thú, và xin khắc phục một phần hậu quả để được hưởng lượng khoan hồng.

Thứ hai, đơn của 3 công dân xã Tây Sơn tố cáo lãnh đạo xã khai khống 10 ha đất nông nghiệp để nhận tiền bồi thường là có căn cứ, xin chỉ đạo của Bí thư. Đọc xong, Trần Hưng bấm máy mời Đào Lâm sang, yêu cầu trình bày rõ thêm về vụ khai khống đất ở Tây Sơn. Nghe xong, ông bảo Đào Lâm:

- Đồng ý với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện về việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để điều tra về hành vi trên của một số cán bộ xã Tây Sơn.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm