| Hotline: 0983.970.780

Vì một nền tảng vững chắc cho tương lai

Thứ Sáu 20/01/2017 , 09:10 (GMT+7)

Hiệu quả hoạt động của Agribank không chỉ ở con số lợi nhuận Ngân hàng đạt được, mà ý nghĩa quan trọng hơn đó còn là kết quả của một năm nỗ lực, phấn đấu đóng góp...

Hiệu quả hoạt động của Agribank không chỉ ở con số lợi nhuận Ngân hàng đạt được, mà ý nghĩa quan trọng hơn đó còn là kết quả của một năm nỗ lực, phấn đấu đóng góp của Agribank đối với nền kinh tế trên nền tảng địa bàn hoạt động khó khăn, tín dụng nửa thương mại nửa chính sách. Agribank đã làm tròn sứ mệnh chính trị của NHTM Nhà nước trong việc đảm bảo cung ứng tín dụng đến địa bàn nông thôn.
 

Thiết lập nền tảng

Trong cuộc gặp gỡ với các cơ quan thông tấn báo chí nhân dịp xuân Đinh Dậu, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng NN – PTNT (Agribank) chia sẻ: Năm 2016 Agribank đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015 và bắt đầu chuyển sang thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020.

14-10-50_nh-3
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng mà Agribank dành cho đầu tư nông nghiệp sạch đang thu hút sự vào cuộc của cộng đồng DN, HTX và người dân
 

Cũng theo bà Phó Tổng giám đốc Agribank, lợi nhuận của ngân hàng đã phục hồi, năm 2015 đạt 3.700 tỷ đồng, năm 2016 đạt trên 4.000 tỷ đồng. Tổng tài sản chính thức đạt con số 1 triệu tỷ đồng, nguồn vốn trên 924.000 tỷ đồng, tổng dư nợ nền kinh tế đạt trên 791.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ của Agribank và chiếm 51% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Thu dịch vụ tăng 19,2% so với năm 2015. Nợ xấu giảm về mức 1,89%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản đều đảm bảo theo quy định của NHNN.

Đó là những con số khá ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang đối mặt nhiều khó khăn; hoạt động sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp và người dân đang phải gồng mình trước những biến cố thiên tai, dịch bệnh… Cùng với đó là việc xử lý những tồn tại để lại cách đây 5 – 7 năm… là những thách thức lớn đòi hỏi toàn hệ thống phải chủ động, bình tĩnh nỗ lực vượt qua.

Theo bà Phượng, không những nhiều chỉ số tăng trưởng khá; nợ xấu giảm xuống dưới 2% mà điều cốt lõi là hoạt động của Agribank đã đảm bảo được sự ổn định để phát triển, nâng cao thu nhập đời sống cho 4.000 cán bộ và người lao động. “Đây chính là nền tảng vững chắc để Agribank làm tròn sứ mệnh của mình là phục vụ nền kinh tế mà chủ lực là đáp ứng mọi nhu cầu nguồn vốn vay của khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, Phó TGĐ Agribank Nguyễn Thị Phượng nhấn mạnh.

Thực tế này đã được chứng minh khi chúng ta thực sự thấu hiểu cho những việc làm của Agribank. Bằng chứng là Agribank hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn… đối tượng cho vay của ngân hàng nhỏ lẻ nên chi phí món vay lớn, trong khi rủi ro cao do sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu.

Mặc dù vậy, Agribank luôn đảm bảo đủ vốn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện có gần 4 triệu khách hàng đang vay vốn Agribank thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, 7 chính sách tín dụng, 01 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Bằng tài chính của Ngân hàng, Agribank đã thực hiện hàng chục đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng. Mỗi năm, Agribank giảm thu tài chính khoảng 3.000 tỷ đồng do áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi cho các đối tượng “Tam nông” nhưng không có cấp bù của Nhà nước, không được vay tái cấp vốn. Agribank thực hiện hỗ trợ lãi suất 7%/năm đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng chủ động đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi điển hình như nông nghiệp sạch, hay các gói tín dụng hỗ trợ khác với lãi suất 5%/năm... Kể cả Chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” đang triển khai cũng bằng vốn tự huy động thương mại của Agribank…
 

Sẵn sàng cổ phần hóa

Sau tái cơ cấu toàn diện, bước sang giai đoạn phát triển mới, Agribank xác định năm 2017 có ý nghĩa quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và chuẩn bị cho cổ phần hóa khi đủ điều kiện, theo chỉ đạo của Chính phủ.

14-10-50_nh-5
Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng mà Agribank dành cho đầu tư nông nghiệp sạch đang thu hút sự vào cuộc của cộng đồng DN, HTX và người dân
 

Agribank xác định sẽ tiếp tục củng cố nền tảng tài chính, quản trị, tăng trưởng quy mô hoạt động gắn với nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, đảm bảo hiệu quả, an toàn hoạt động, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp - nông thôn. Theo đó, một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cơ bản năm 2017 được Ban lãnh đạo thông qua là nguồn vốn và dư nợ tín dụng tăng trưởng từ 14 -18%; tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 70%; thu dịch vụ tăng 20%; lợi nhuận tăng tối thiểu 10%...

Agribank là Ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn, việc tăng vốn điều lệ phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước, nhưng trong điều kiện khó khăn cân đối ngân sách, đây là “bài toán” khó giải quyết. Thực tế cho thấy, trước đây, Agribank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ trong toàn ngành, tuy nhiên, sau khi các ngân hàng khác cổ phần hóa thì Agribank lại tụt xuống đứng hàng cuối trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Điều này ảnh hưởng đến việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động, kết quả xếp hạng, khả năng huy động vốn từ các quỹ trong, ngoài nước và triển khai các hoạt động kinh doanh khác năng động, hiệu quả hơn.

Để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật và hướng tới các thông lệ quốc tế, Agribank đang trình Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Chính phủ phê duyệt đề án tăng vốn điều lệ và xây dựng phương án cổ phần hoá trong giai đoạn 2017-2020, phù hợp với Quyết định 58 ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Agribank mong muốn sớm được Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính phê duyệt phương án để triển khai thực hiện cổ phần hoá thành công, tăng năng lực cho vay tiếp tục công cuộc phục vụ, phát triển nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Chính phủ đang quyết liệt tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chú trọng phát triển nông nghiệp xanh.

Theo đó, việc chuyển đổi dần mô hình sản xuất nông nghiệp sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng có kinh nghiệm, truyền thống đầu tư vào nông nghiệp, nông dân như Agribank…

Đây là cơ hội vàng để Agribank tiếp tục có những bước đi đúng hướng, vững chắc trong đầu tư tín dụng và cung cấp các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế đất nước.

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất