| Hotline: 0983.970.780

Vì mảnh đất, cốt nhục chia lìa

Vì sao bà Bích chưa được cấp GCN QSDĐ?

Thứ Ba 18/03/2014 , 08:58 (GMT+7)

Mảnh đất làng có giá trị chỉ mấy chục triệu đồng đã khiến một đại gia đình tan nát, cốt nhục chia lìa, lúc nào cũng sẵn sàng lao vào đánh xé nhau.

Cuộc tranh chấp mảnh đất làng có giá trị chỉ mấy chục triệu đồng đã khiến một đại gia đình tan nát, cốt nhục chia lìa, lúc nào cũng sẵn sàng đánh xé hay trút vào nhau những lời chửi bới nặng nề nhất, khiến dân làng vừa cám cảnh vừa bức xúc.

Bà Đỗ Thị Bích cho biết, tuy UBND huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ (sổ đỏ) số BA225180 cấp cho thửa đất có diện tích 108 m2 nói trên, do ba bà Thanh, Toán, Huyến đứng tên đồng sử dụng, nhưng cho đến nay họ vẫn chiếm dụng tài sản đó, không những không nộp trả cuốn sổ đỏ mà vẫn dùng nó để rao bán thửa đất khắp nơi. Bà Bích đã nhiều lần bị ba người đó cũng như khách mua đất hành hung, nhục mạ.

Sau khi TAND huyện Hưng Hà đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện do nguyên đơn là ba bà Thanh, Toán, Huyến tự nguyện rút đơn khởi kiện. Đồng thời UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi sổ đỏ số BA225180 mang tên ba bà Thanh, Toán, Huyến.

Ngày 20/6/2012, bà Bích đã có đơn kèm hồ sơ gửi Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc phòng TN- MT huyện Hưng Hà, xin được cấp sổ đỏ cho thửa đất 108 m2 nói trên, do bà đứng tên chủ sử dụng. Nhưng cũng trong ngày đó, ba bà Thanh, Toán, Huyến đã gửi đơn lên UBND xã Tiến Đức và phòng TN- MT huyện Hưng Hà, yêu cầu các cơ quan trên không được làm thủ tục cấp sổ đỏ cho bà Bích, với lý do đất đang có tranh chấp.

 Đồng thời họ cũng gửi đơn tố cáo đích danh ông Phạm Thành Nhơn, trưởng phòng TN-MT huyện, đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định thu hồi sổ đỏ của họ một cách trái pháp luật.

Thực ra, việc tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 108 m2 và quyền sở hữu ngôi nhà trên đó đã chấm dứt từ khi TAND huyện Hưng Hà ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện do nguyên đơn là ba bà Thanh, Toán, Huyến rút đơn, bởi căn cứ duy nhất của họ là văn bản mà họ gọi là di chúc của cụ Cao Thị Tuyết đề ngày 10/10/2001 đã bị quyết định Giám đốc thẩm của TANDTC bác bỏ.

Đơn của họ tố cáo ông Phạm Thành Nhơn cũng đã được UBND huyện Hưng Hà giải quyết bằng thông báo số 478/UBND-TTr ngày 26/11/2013, có nội dung “Việc UBND huyện ra quyết định thu hồi cuốn sổ đỏ mang số BA225180 nói trên là việc làm cần thiết theo quy định của pháp luật”. Từ đó đến nay họ không có đơn từ gì thêm. Vậy thì vì đâu mà bà Đỗ Thị Bích chưa được cấp sổ đỏ cho thửa đất trên?

Làm việc với phóng viên Báo NNVN ngày 11/3/2014, ông Trần Trung Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, ông Phạm Thành Nhơn, trưởng phòng TN- MT huyện và ông Vũ Mạnh Từa, Chánh thanh tra huyện, cho biết:

- Do thửa đất vẫn mang tên hai cụ Vũ Đức Chấm- Cao Thị Tuyết, nên phải có một bản án của Tòa án phán quyết rõ thửa đất đó ai được quyền sử dụng. Chúng tôi đã hướng dẫn chị Bích khởi kiện ra tòa để đòi quyền sử dụng thửa đất đó. Chỉ khi nào Tòa tuyên quyền sử dụng thửa đất đó thuộc về chị ấy, thì UBND huyện mới có đủ căn cứ để cấp sổ đỏ.

Chúng tôi không bình luận về ý kiến của 3 vị trên. Tuy nhiên, có một văn bản trong hồ sơ vụ việc mà theo chúng tôi là hết sức quan trọng, nhưng chưa thấy một văn bản giải quyết nào của Tòa cũng như của UBND huyện xem xét đến. Đó là biên bản lập ngày 15/10/2000 tại trụ sở UBND xã Tiến Đức, giữa một bên là 3 ông Vũ Quang Sẻ, Chủ tịch, Trần Văn Thái, Trần Văn Cang, Trưởng và Phó Công an xã. Bên kia là cụ Cao Thị Tuyết và bà Vũ Thị Toán (con gái), bà Đỗ Thị Bích (con dâu).

Biên bản đã xác nhận lời cụ Tuyết rằng cụ đã ở trong ngôi nhà làm trên thửa đất 108 m2 nói trên. Do cụ đi thăm con cháu một thời gian nên nhà bỏ không. Nay cụ trở về nhà cũ, và “Chị Bích có trách nhiệm thu dọn ngôi nhà nhỏ của bà Chấm (tức cụ Tuyết) ở cũ. Đến khi nào bà Chấm chết, ngôi nhà đó thuộc quyền chị Bích và các con chị Bích quản lý toàn bộ phần đất và ngôi nhà”.

Biên bản được Chủ tịch xã ký tên đóng dấu, có chữ ký của cụ Tuyết do bà Toán ký thay (vì cụ Tuyết không biết chữ, trước khi ký bà Toán ghi rõ là “ký thay mẹ”), chữ ký của bà Bích, bà Toán. Biên bản gốc hiện nay bà Bích đang giữ.

Như vậy, khi văn bản được coi là di chúc của cụ Tuyết đề ngày 10/10/2001 bị quyết định Giám đốc thẩm của TANDTC bác bỏ, thì tờ biên bản này là văn bản duy nhất xác định nguyện vọng và ý chí của cụ Tuyết, chủ sử dụng và sở hữu thửa đất, ngôi nhà nói trên trong tình trạng cụ hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt. Từ ngày lập biên bản (15/10/2000) đến khi mất (2007), cụ Tuyết không có văn bản nào phủ nhận hay hủy bỏ điều cam kết đó.

Nếu tờ biên bản lập ngày 15/10/2000 nói trên được xác định là hợp pháp, thì nguyện vọng và ý chí của cụ Cao Thị Tuyết khi còn sống phải được tôn trọng và thực hiện.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm