| Hotline: 0983.970.780

Vì sao bản án chưa được thi hành?

Thứ Ba 12/11/2013 , 09:56 (GMT+7)

Ngày 27/5/2011, TAND huyện Hương Khê xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là Cty Cao su Hương Khê, bị đơn là ông Lê Hữu Chí xung quanh việc ông Chí chiếm dụng đất lâm nghiệp trái phép của Cty.

Ngày 27/5/2011, TAND huyện Hương Khê xét xử vụ tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là Cty Cao su Hương Khê, bị đơn là ông Lê Hữu Chí (công dân xóm 3, xã Hương Giang, Hương Khê, Hà Tĩnh) xung quanh việc ông Chí chiếm dụng đất lâm nghiệp trái phép của Cty Cao su Hương Khê.

Tòa án buộc ông Chí phải trả lại mặt bằng diện tích đất chiếm dụng cho Cty cao su. Sau đó không lâu, TAND tỉnh Hà Tĩnh xử phúc thẩm, tuyên y án. Mặc dù án tuyên đã quá 2 năm nhưng Hội đồng thi hành án huyện lại bảo dừng lại!

Biến của người thành của mình

Đơn kháng cáo gửi Toà phúc thẩm của bị đơn Lê Hữu Chí cho rằng, không thừa nhận việc chiếm đất của Cty Cao su Hương Khê, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Bị đơn khẳng định, 7 ha đất tranh chấp nằm trong tổng số 82 ha đất rừng đã được Nhà nước cấp đất sử dụng hợp pháp cho gia đình ông từ năm 1992, thể hiện ở văn bản “Đơn xin nhận đất khoán rừng” ngày 30/7/1992, có xác nhận của Chủ tịch UBND xã Hương Giang.

Nội dung xin cấp 82 ha đất là để thực hiện dự án di dời dân làm khu kinh tế mới theo chủ trương của UBND huyện Hương Khê thời bấy giờ; đồng thời để khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn theo Dự án 327 của xã Hương Giang.

Cũng theo ông Chí, trong 82 ha đất được xã cấp, bị đơn đã bị Cty Cao su Hương Khê chiếm gần hết, nay chỉ còn lại 7 ha nên bị đơn kiên quyết giữ lấy. Vì thế, bị đơn nhiều lần tổ chức lao động ra sản xuất trên diện tích đất đó là nhằm để bảo vệ khỏi sự lấn chiếm của Cty Cao su Hương Khê trên vùng đất sử dụng hợp pháp của mình.


Vùng đất bị tranh chấp

Theo báo cáo kết quả kiểm tra đơn của ông Chí, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, thực tế hồ sơ và hiện trường vùng đất 82 ha ông Chí không có một loại giấy tờ nào liên quan đến quyền sử dụng đất, chỉ có đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông về gia súc chăn nuôi bị bệnh chết, ao cá bị lũ cuốn trôi, đơn viết gửi chính quyền có xác nhận của thú y, thôn trưởng và UBND xã mà thôi.

Vì thế nên hồ sơ tài liệu mà ông Chí cung cấp không đủ căn cứ để chứng minh đất đó thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông. Mà, vùng đất rừng 82 ha ông Chí khiếu nại này đã được UBND tỉnh Nghệ- Tĩnh (cũ) cấp quyền sử dụng đất cho Cty Sản xuất kinh doanh thông Hà Tĩnh thời đó (nay là Cty Cao su Hà Tĩnh).

Vì thế nên tại bản án sơ thẩm ngày 27/5/2011, TAND huyện Hương Khê đã tuyên, buộc ông Lê Hữu Chí phải di dời hết toàn bộ số cây keo đang trồng trên diện tích 7 ha đất thuộc lô 17, khoảnh 6, tiểu khu 200 xã Hương Giang, Hương Khê, Hà Tĩnh để trả lại mặt bằng cho Cty Cao su Hương Khê có đất thực hiện dự án đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

"Có vấn đề"?

Ngày 26/8/2011, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là Cty Cao su Hà Tĩnh, bị đơn là ông Lê Hữu Chí.

Tại phiên phúc thẩm này ông Lê Hữu Chí xuất trình công văn số 274/SNN – KL ngày 18/8/2011 của Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh về việc đính chính nội dung tại văn bản số 3997 ngày 18/12/2010 cho rằng “ông Chí chỉ có đơn xin nhận đất khoán rừng vào năm 1992 chứ không phải năm 1995”. Đồng thời ông Lê Hữu Chí cũng yêu cầu HĐXX tạm đình chỉ giải quyết vụ án và đợi kết quả giải quyết của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Đại diện nguyên đơn là Cty Cao su Hương Khê khẳng định: Diện tích đất tại khoảnh 6, lô 17, tiểu khu 200 đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh ký Quyết định số 17 ngày 6/1/2003, cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho Cty Cao su Hương Khê.

Còn theo công văn trả lời đơn tố cáo của công dân xã Hương Giang gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 24/9/2009, ông Trần Minh Kỳ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Hà Tĩnh, khẳng định: “Việc một số công dân ở Hương Giang, Hương Khê gửi đơn tố cáo Cty Cao su Hương Khê lấy đất của dân Hương Giang thuộc khu vực rừng phòng hộ, Dự án 327 và Dự án 661 trong đó có hộ ông Lê Hữu Chí là không đúng, nên UBND tỉnh giao các cơ quan chức năng xử lí đơn thư của công dân theo đúng pháp luật hiện hành”.

Cũng tại phiên phúc thẩm, một lần nữa tòa án buộc gia đình ông Lê Hữu Chí phải trả lại mặt bằng diện tích 7 ha đất thuộc lô 17, khoảnh 6, tiểu khu 200 cho Cty Cao su Hương Khê.

Kể từ khi bản án sơ thẩm và án phúc thẩm được tuyên đến nay đã hơn 2 năm trời trôi qua nhưng việc thi hành án vẫn cứ kéo dài theo năm tháng; ông Chí vẫn xây nhà xây cửa, phát triển sản xuất trên vùng đất của Cty Cao su Hương Khê không hề có sự can thiệp nào. Trong khi đó, Cty Cao su Hương Khê vẫn dài cổ ngồi chờ ngày thi hành án để có đất sản xuất.

Hỏi nguyên nhân vì sao bản án hiệu lực 2 năm rồi mà vẫn không được thi hành? Chi cục trưởng Thi hành án huyện Hương Khê, cho rằng: “Việc thi hành án chậm bởi ý kiến của Chủ tịch Hội đồng thi hành án huyện đề nghị nên giãn việc thi hành án ra bởi vụ án này còn có nhiều vấn đề…".

Cứ như câu trả lời của ông Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án Hương Khê, thì việc thi hành hay chưa là tùy thuộc vào ý kiến chỉ đạo của ông Chủ tịch Hội đồng thi hành án huyện Hương Khê hay sao? Và, việc tuyên án của hai cấp tòa là tuyên cho vui hay sao?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.