| Hotline: 0983.970.780

Vì sao "cỗ khóc" bị dẹp mà "cỗ cười" thì không?

Thứ Hai 11/11/2013 , 09:23 (GMT+7)

Tập quán “cỗ cười” đã ăn sâu, bám rễ nhiều đời nay, không có mâm cao cỗ đầy không thành đám cưới. Đám cưới không cỗ thất bại nhưng đám tang không cỗ lại được người dân trong huyện Đan Phượng hưởng ứng nhiệt tình đến không ngờ.

Ở Đan Phượng (Hà Nội) có ba đám cưới không cỗ được thí điểm. Đầu tiên là đám cưới con trai của Bí thư Đảng ủy xã Liên Hà, hai đám cưới không ăn cỗ còn lại tổ chức tại xã Hồng Hà và Liên Trung do Đoàn Thanh niên xã vận động đứng ra đầu tàu còn đại diện xã đến tận nhà chú rể trao giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên cưới không cỗ vẫn chỉ là mô hình không thể nhân rộng thêm được vì tập quán “cỗ cười” đã ăn sâu, bám rễ nhiều đời nay, không có mâm cao cỗ đầy không thành đám cưới. Đám cưới không cỗ thất bại nhưng đám tang không cỗ lại được người dân trong huyện hưởng ứng nhiệt tình đến không ngờ.

Trước đây, hễ nhà nào treo cờ phướn, phát trống tang là ở đó có tiếng côm cốp của dao, của thớt. Cỗ đám ma thường kéo dài hai ba ngày với 60 - 80 mâm ăn uống liên miên, khách đến đi quanh quan tài một vòng là khoanh chân ngồi xuống mâm đánh chén.

Thấy lệ đó xấu quá ông Phạm Xuyến ở thôn Địch Thượng xã Phương Đình đã đề xuất chủ trương đám tang không ăn uống. Thôn ra nghị quyết, loa thông báo ra rả, hội nghị nào của đoàn thể cũng lồng ghép nội dung tuyên truyền, hội người cao tuổi xung phong cầm cờ lâm trận. Ấy vậy mà ở những đám ma đầu tiên tình hình diễn ra vẫn rất căng thẳng.


Đường làng đã được bê tông hóa

Khuyên bảo thiện chí nhưng gia đình người chết đến tận nhà ông Xuyến to tiếng vì bảo ngăn cấm họ thể hiện chữ hiếu với bố mẹ bằng mâm cao, cỗ đầy. Đường thẳng bế tắc, ông Xuyến phải đi đường vòng đến từng nhà vận động không đi ăn cỗ đám ma, “chặn” từng người ngoài đường, đầu ngõ mà khuyên chỉ thắp hương, phúng viếng thôi rồi về, đừng có xếp bằng đụng chén, đụng bát.

Chẳng thiết tha gì chuyện ăn uống giữa những tiếng nỉ non than khóc, tiếng bát âm não nùng, người dân dần ủng hộ ông Xuyến ra mặt. Những đám hiếu tiếp theo ở làng mâm cỗ cứ ít dần đi rồi vắng bặt. Trước đây, sau mỗi đám tang con cháu mặt ai cũng méo xệch vì lo trả nợ tiền cỗ, gần như đám nào cũng lỗ chỏng lỗ chơ. Giờ đây sau mỗi đám tang không cỗ của người thân, con cháu lại có thêm một quyển sổ tiết kiệm mới.

Về quê hương của đám ma không cỗ, tôi còn nghe chuyện thôn La Thạch (Phương Đình) làm đường cũng lắm kinh nghiệm đáng học. Ông Nguyễn Văn Viên, Trưởng thôn, bảo làng mình thuần nông, kinh tế khó khăn hơn nhiều làng có nghề, có dịch vụ. Bận La Thạch tổ chức họp chi bộ bàn về đóng góp làm đường, tưởng vỡ trận đến nơi.

Chỉ đơn giản tạm tính góp một triệu đồng/khẩu trung bình một nhà đã phải nộp 5 - 7 triệu đồng, có nhà đến 19 triệu đồng vì đông người thì tiền đâu mà đóng? Có những buổi họp hai giờ sáng mới lục tục ra về mà lòng dân vẫn chưa đồng thuận. Lãnh đạo thôn đành quyết định chọn xóm Hòa Bình làm điểm với phương pháp huy động mềm dẻo hiếm có. Hộ có điều kiện đóng gọn một lần, hộ trung bình đóng từ 2-3 lần, hộ nghèo được miễn một suất, những người trên 80 tuổi cũng được miễn luôn.

Thấy hợp tình, hợp lý, người dân ào ào đóng góp. Có những cụ già trên 90 tuổi rồi mà vẫn lọc cọc chống gậy đến ban gây quỹ, khăng khăng đòi được đóng góp bởi nhẽ: “Tôi đã sống ở đây từ nhỏ đến bây giờ sắp chết rồi sao lại không cho góp tí của để làm đường thôn xóm thêm sạch đẹp?”.

Những con đường làng trước nhỏ hẹp trên 1 m giờ bình quân rộng 5,5 m, ô tô đi lại tránh nhau dễ dàng đã làm cho bộ mặt xóm Hòa Bình thay đổi hẳn. Thấy dân xóm Hòa Bình làm đường xong thích quá, đồng loạt 7 xóm còn lại của thôn đồng loạt giơ tay xin làm. Tất cả hệt như một đại công trường, chỉ trong 50 ngày đã xong 3,7 km ngõ xóm, rãnh thoát nước của La Thạch.

Dân tự tổ chức khảo sát, thiết kế, mua vật liệu, tổ chức thi công, giám sát nên chất lượng đường tốt mà giá thành lại hạ. Có đường làng ngõ xóm rộng rãi, tự nhiên tình cảm làng xóm, láng giềng cũng tăng lên, phong trào văn hóa, thể dục thể thao ngày càng phát triển. Xóm nào cũng lập ra đội bóng đá, đội văn nghệ, Chủ nhật nào La Thạch cũng ầm vang tiếng hô hào cổ vũ cho giải vô địch thôn…

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất