| Hotline: 0983.970.780

Vì sao cơ quan Nhà nước “né” báo chí?

Thứ Ba 03/12/2013 , 10:47 (GMT+7)

Mặc dù đã được quy định trong Luật Báo chí và Nghị định 51/2002 nhưng chỉ có 25% tổ chức, CQNN phản hồi đúng thời hạn (30 ngày)...

Hôm qua (2/12) tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC - thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã tổ chức “Hội thảo tăng cường liêm chính, thúc đẩy giải trình thông qua báo chí”.

CQNN muốn khiếu nại chìm xuồng?

Ông Mai Phan Lợi, chuyên gia nghiên cứu của MEC, cho biết, sau 4 tháng (từ 8- 11/2013), MEC tiến hành khảo sát 279 nhà báo đang hoạt động trong các lĩnh vực xử lý đơn thư, điều tra, kinh tế… đang hoạt động ở 29 tỉnh, thành trên cả nước, đồng thời phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo nhiều cơ quan, báo chí và đại diện cơ quan Nhà nước (CQNN) thì thấy:

Mặc dù đã được quy định trong Luật Báo chí và Nghị định 51/2002 nhưng chỉ có 25% tổ chức, CQNN phản hồi đúng thời hạn (30 ngày) các kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân trên báo chí, và trong số phản hồi đó thì 75% thông tin chung chung. Số còn lại không nhận được phản hồi hoặc quá chậm so với thời hạn luật định.


Hình ảnh tại Hội thảo tăng cường liêm chính, thúc đẩy giải trình thông qua báo chí

Lý do CQNN “né” trả lời báo chí bởi 66% người có trách nhiệm muốn vụ việc “chìm xuồng”; 67% ngại va chạm với báo chí; 31% thiếu kỹ năng quan hệ báo chí; 33% không bị kỷ luật, phạt bao giờ…

Trong các lần yêu cầu CQNN giải trình, có đến 49% nhà báo gửi công văn, 55% nêu tiếp vấn đề trên báo, 28% nhờ nhiều báo cùng đăng, 37% đăng ý kiến bạn đọc và chỉ có 17% "ép" từ cấp trên cơ quan đó, trong khi phương pháp “ép từ cấp trên” lại là cách luật cho phép, dễ có được kết quả nhất.

Đại diện MEC nói thêm, “né tránh cung cấp thông tin” là 1/12 hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp và là hành vi cản trở phổ biến nhất. Đặc biệt, đối tượng cản trở nhà báo chiếm tỷ lệ cao nhất là cán bộ, công chức. Và khi bị cản trở tác nghiệp thì xã hội sẽ là đối tượng bị thiệt hại lớn nhất.

Được nhiều hơn mất

Trách nhiệm của CQNN  như thế nào khi nhận được kiến nghị của nhà báo? Ông Nguyễn Văn Hùng, Hàm Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, nhận định: Chủ động cung cấp thông tin một cách minh bạch sẽ khiến CQNN “được” nhiều hơn “mất”. Tuy nhiên, có nhiều cơ quan chủ động cung cấp thông tin cho báo chí nhưng thực chất những tin đấy có lợi cho họ nên các nhà báo cần thẩm định chất lượng tin từ nhiều nguồn.

“Theo tôi ngoại trừ tin mật thì các cơ quan, bộ ngành nên cung cấp cho báo chí tất cả thông tin mới nhất, cần thiết nhất”, ông Hùng nói.

Cũng theo đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, nhà báo thực hiện vai trò là “người đại diện công dân để yêu cầu tổ chức có liên quan trả lời những ý kiến thông qua việc chuyển đơn hoặc đăng trên báo chí. Quyền năng này được pháp luật ghi nhận và bảo đảm. Nhưng cũng chính vì nhiều nhà báo không theo sát vụ việc đến cùng, không theo dõi vụ việc khiến cho vụ việc bị rơi vào quên lãng. Bên cạnh đó, thái độ ứng xử khéo léo của một nhà báo cũng có vai trò quan trọng trong việc khai thác thông tin".

Ông Hùng cũng khuyến cáo, CQNN hay bất kỳ tổ chức nào cũng nên cởi mở, là bạn đồng hành với báo chí nhằm giúp cho đơn vị ngày càng phát triển vững vàng hơn. Để làm được điều này thì cần thay đổi nhận thức của người đứng đầu về việc tự nguyện, chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí là rất quan trọng. Ngoài ra, mỗi bộ ngành cần có 1 bộ phận chuyên trách để tiếp cận báo chí một cách chuyên nghiệp, đồng thời cũng cần xây dựng một cơ chế phát ngôn, quan hệ báo chí theo hướng cởi mở.

“Nếu làm được, đó sẽ thực sự là cầu nối, là tác nhân thúc đẩy việc thực thi trách nhiệm giải trình một cách công khai, minh bạch. Đặc biệt, với cả ba phía: người dân, báo chí và tổ chức, CQNN đều có sự hài lòng nhất định về những vấn đề chung”, ông Hùng nói.

“Rất ít người biết đến quy định tại điều 3 Nghị định 51/2002 về thời hạn 30 ngày CQNN phải thông báo “kết quả hoặc biện pháp giải quyết” những vấn đề công dân nêu qua báo chí, dù quy định này đã có 11 năm”, ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất