| Hotline: 0983.970.780

Vì sao dưa lê Thụy An to và ngọt?

Thứ Tư 04/08/2010 , 08:45 (GMT+7)

50 mẫu dưa của Thụy An, có tính bớt đi, mỗi sào chỉ 3 triệu, trong 2 tháng, người dân trong xã đã làm ra số tiền là 1 tỷ rưỡi.

Đã thành tập quán canh tác của địa phương, cứ vào giữa tháng tư âm lịch hàng năm, khi nhà nhà đã hái xong lá thuốc lào trên những thửa ruộng màu, họ lại đem những bồng dưa lê đã ươm sẵn ở nhà ra trồng vào những luống thuốc chỉ còn trơ trọi thân cây.

Làm cỏ, tưới phân chỉ duy nhất một lần, vậy mà thân cây thuốc lào tiếp tục ra chánh để gia chủ thu hoạch lá chánh, dưa lê thỏa sức bò leo ở mặt luống, ở thân cây thuốc, ở rõng thuốc để ra hoa kết trái. Chỉ từ 45-50 ngày là gia chủ được thu hoạch dưa lê. Dưa lê đầu mùa có giá từ 10-12 nghìn/kg. Giữa mùa là hạ tuần tháng 5, giá chỉ còn 4-5 nghìn/kg. Cuối mùa lại tăng lên 8-10 nghìn/kg.

Vụ xuân hè 2010 vừa qua, cả xã Thụy An, Thái Thụy, Thái Bình có chừng hơn 50 mẫu dưa lê. Gia đình trồng nhiều là 3-4 sào. Nhà trồng ít cũng có 1 sào cho bõ công chăm nom để vừa được ăn, lại vừa có bán. Gia đình bà Mai Thị Thắm – thôn An Cố Bắc trồng ngót 3 sào, trong 2 tháng thu hơn 7 triệu. Vợ chồng anh Cẩn Thoan – con ông phó chủ nhiệm, cũng từ dưa lê mà có thu nhập gần 8 triệu. Vợ chồng anh chị Dảnh Na – thôn An Cố Bắc, vừa dưa lê, vừa dưa hấu, có thu nhập trên chục triệu. Riêng anh Trần Khắc Phong – thôn An Cố Trung, trồng có 1 sào dưa lê, gia đình vừa được ăn, được biếu, vẫn còn thu nhập được 4 triệu. 50 mẫu dưa của Thụy An, có tính bớt đi, mỗi sào chỉ 3 triệu, trong 2 tháng, người dân trong xã đã làm ra số tiền là 1 tỷ rưỡi.

Tại sao dưa lê Thụy An tốt, ngọt, khách cứ kéo về mua nườm nượp như vậy? Một là HTX chọn giống dưa lê mật đường bán cho dân (10g hạt/90.000 đồng). Hai là dưa lê được “ăn theo” lượng phân hữu cơ mà gia chủ đã ủ nén, chăm bón cho cây thuốc lào còn dư thừa lại. Ba là không có nhà nào phải bơm phun thuốc sâu, thuốc kích thích, vì trồng đại trà, sâu bướm không thể tập trung tấn công như nơi trồng ít. Bốn là quả dưa được để già – khi có màu chớm vàng, mới thu hoạch. Lợi thế ở Thụy An là an ninh rất tốt, không ai vặt trộm dưa của ai – bởi thế không phải vặt lúc quả còn xanh, ăn đắng, vì sợ mất trộm. Xe cộ có quên ngoài đồng, ngoài đường vẫn đâu nguyên đó. Năm là đất màu Thụy An thích hợp với việc trồng hành, trồng thuốc lào, lại cũng rất thích nghi với việc trồng dưa hấu, dưa lê. Bởi thế, dưa hấu, dưa lê của Thụy An, ai đã từng được thưởng thức, phải thừa nhận là ngon, ngọt hơn dưa ở những địa phương khác. Và sáu là người dân Thụy An có truyền thống, có kinh nghiệm trong việc ươm trồng, chăm bón các loại cây màu có hiệu quả tương đối cao từ trước tới nay.

Cũng bởi trong thời gian ngắn có thu nhập tương đối cao, nên hiện nay một số gia đình đang tiếp tục để một số diện tích trồng dưa lê vụ hè thu, chứ không cấy lúa 100% như mọi vụ nữa.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.