| Hotline: 0983.970.780

Vì sao hiệu trưởng Hồ Thị Tuấn bị phụ huynh 'tẩy chay'?

Thứ Tư 06/09/2017 , 07:15 (GMT+7)

Ngày 30/8 vừa qua sau khi nghe tin cô Hồ Thị Tuấn được phân công làm hiệu trưởng trường mầm non xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), hàng trăm phụ huynh đã đến UBND xã phản đối gay gắt và cương quyết “tẩy chay” không cho cô này nhậm chức.

Vậy thực hư vấn đề ra sao?
 

Vi phạm có hệ thống

Năm 1998, bà Hồ Thị Tuấn được Phòng GD- ĐT huyện Quỳnh Lưu phân công về làm hiệu trưởng trường mầm non xã Quỳnh Văn khi cơ sở hạ tầng trường lớp chưa khang trang, đời sống người dân và con em còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ trẻ mầm non đến trường còn thấp.

09-51-40_thy_vo_minh_ky_truong_phong_gio_duc_huyen_quynh_luu_cho_pv_biet
Ông Võ Minh Kỳ, Trưởng phòng GD- ĐT huyện Quỳnh Lưu, trao đổi với PV

Nhưng nhiều năm qua, tốc độ phát triển KT- XH của xã khá mạnh nên hạ tầng cơ sở ba ngôi trường mới gồm trường trung tâm, đông và bắc được xây dựng kiên cố. Đầu năm 2016 tại ba điểm trường do cô Tuấn làm hiệu trưởng đã có 900 em học sinh mầm non theo học.

Vì nhiều học sinh nên việc thu chi, tiền ăn, hợp đồng giáo viên, cô nuôi cấp dưỡng tăng theo cấp số nhân khiến hiệu trưởng tác oai tác quái tự thu chi, nâng giá mua thực phẩm lên nhiều lần. Đỉnh điểm là vụ đưa thực phẩm bẩn vào nhà trường khiến các cháu mầm non nôn mửa phải nghỉ học nhập viện. UBND xã Quỳnh Văn kiểm tra đột xuất phát hiện 30kg thịt bò bẩn đã thông báo đến các phụ huynh.

Điều đáng nói là sau đó 3 ngày, Cơ quan Thú y vùng 3 lại lấy mẫu mới và kết luận thực phẩm đảm bảo chất lượng buộc phụ huynh phải vào cuộc và phát hiện thêm nhiều sai phạm của bà hiệu trưởng thông qua tố cáo của các cô giáo mầm non, như hợp đồng giáo viên lương 1.750.000đ/tháng nhưng chỉ chi trả 1.550.000đ trong suốt hai năm và buộc giáo viên phải ký 2 hợp đồng khác nhau.

Ngoài ra, giá trứng gà nhập vào trường cũng tăng gấp 1,5 lần giá ngoài, giá gà, ngan, vịt ... cũng vậy. Sữa chua các em dùng cũng chuyển từ sữa có nguồn gốc sang sữa rẻ tiền trôi nổi trên thị trường và nguồn thực phẩm nghe nói do anh trai hiệu trưởng cung cấp.

Không chỉ thế, bà Tuấn còn gây khó khăn cho các phụ huynh khi nhận các cháu vào trường với việc hàng năm phải công chứng, phô tô sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, mặc dù năm trước đã làm rồi khiến phụ huynh bất bình. Trước thực trạng đó, nhiều cô giáo đã liên lạc với phụ huynh đứng ra tố cáo và phụ huynh Đậu Thị Xang đã cùng với hàng chục người khác trực tiếp gửi đơn đến cơ quan chức năng.
 

Phòng GD- ĐT huyện xử lý lúng túng

Ngay sau khi vụ việc được phát giác, các cơ quan chức năng huyện Quỳnh Lưu đã vào cuộc. Tuy nhiên từ tháng 5/2017 đến hết tháng 8/2017 vụ việc xử lý vẫn chưa có kết quả trong khi sai phạm của hiệu trưởng đã rõ ràng nhưng cơ quan cấp trên vẫn thông báo "chờ xử lý” và “chưa có kết quả” nên đến đầu năm học mới, bà Tuấn vẫn nghiễm nhiên ngồi ghế hiệu trưởng.

Ngay sau khi việc sai phạm của cô Tuấn được làm rõ thì bà Đậu Thị Xang bị đối tượng “xã hội đen” khủng bố tinh thần qua điện thoại khiến bà phải làm đơn cầu cứu đến công an huyện Quỳnh Lưu.

Vì vậy người dân bức xúc không cho con em đến trường vào ngày thứ 2 đầu năm học mới (28/8), thậm chí hàng trăm phụ huynh bao vây trường mầm non xã Quỳnh Văn phản đối sự có mặt của cô Tuấn khiến giao thông qua địa bàn ùn tắc, công an huyện Quỳnh Lưu phải giải tỏa.

Trao đổi với ông Lê Văn Ba, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Văn, ông cho biết “việc đưa thực phẩm bẩn vào nhà trường, UBND xã đã làm rõ và việc xử lý thuộc thẩm quyền Phòng GD- ĐT. Tuy nhiên cô Hồ Thị Tuấn chắc chắn không thể để lại trường Quỳnh Văn khi uy tín đã mất”.

Khi được hỏi vì sao cô Tuấn đưa thực phẩm bẩn vào trường chưa có hình thức xử lý kỷ luật thì ông Võ Minh Kỳ, Trưởng phòng GD- ĐT huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Việc UBND xã Quỳnh Văn thông báo thực phẩm bẩn là chưa đúng vì UBND xã kiểm tra bằng mắt thường, còn kết quả 4 ngày sau qua giám định của Cơ quan Thú y vùng 3 mới đúng. Hơn nữa nếu cô Tuấn vi phạm thì cũng chưa đến mức xử lý nặng. Sắp tới chúng tôi có thể sẽ có quyết định cho cô chuyển trường trước ngày khai giảng”.

Và đúng 24 giờ sau, vụ cô Tuấn được điều về trường mầm non xã Quỳnh Tân thì bị phụ huynh xã này tẩy chay.

Nói thêm về việc sai phạm của cô Tuấn khi chúng tôi đặt câu hỏi về thu chi tài chính, hợp đồng hai bản và đưa hai cấp dưỡng lên làm cô giáo dạy trẻ thì ông Kỳ không trả lời. Như vậy, việc để vụ viêc kéo dài không xử lý cho đến lúc cô Tuấn không còn uy tín dẫn đến phụ huynh trên địa bàn tẩy chay có trách nhiệm của chính quyền và phòng chuyên môn địa phương.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm