| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Mỹ dùng tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ không quân Shayrat?

Thứ Năm 13/04/2017 , 10:15 (GMT+7)

“Vì sao Mỹ dùng tên lửa Tomahawk?” là câu hỏi nghe qua có vẻ ngớ ngẩn, vì đó là một trong các loại vũ khí thường dùng của hải quân Mỹ. Nhưng các chuyên gia đã nêu câu hỏi đó, chắc hẳn nó phải có ý nghĩa nào đó.

Theo đài ABC của Australia, sau khi được bắn đi khoảng 1 giờ, các tên lửa chạm các mục tiêu ở căn cứ không quân Shayrat trên địa phận tỉnh Homs, nơi các quan chức Mỹ nói chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã triển khai máy bay mang theo vũ khí hóa học chống lại người dân Syria một tuần trước đó.

“Chỉ 1 quả trượt mục tiêu”

Các quan chức Mỹ nói chỉ 1 trong 59 tên lửa đánh trượt mục tiêu, tuy nhiên quan chức Nga nói chỉ 23 tên lửa bắn trúng căn cứ Shayrat.

11-47-12_ti-xuong-1
Hai máy bay Su-22 của không quân Syria vẫn nguyên vẹn sau vụ tấn công bằng tên lửa (Ảnh: AP/TheDrive)

Mỹ nói khoảng 20 chiến đấu cơ của Syria bị phá hủy. Dựa trên các ghi nhận của Mỹ, độ chính xác của Tomahawk là rất cao, một lý do để họ lựa chọn cho vụ tấn công này.

Các nhà phân tích quân sự của hãng tin CNN nói tên lửa Tomahawk là lựa chọn hoàn hảo cho nhiệm vụ lần này, và đó là lý do chúng được sử dụng. “Tên lửa này rất phù hợp. Nó bay thấp và đánh trúng các cơ sở cố định của đối phương mà không tạo ra nguy cơ nào cho quân ta vì không cần dùng máy bay và phi công để tiếp cận mục tiêu”, Rick Francona, thiếu tá không quân Mỹ đã về hưu, phân tích.

Tomahawk là tên lửa hành trình tầm trung, tầm bắn đạt 1.250 - 2.500km. Chúng được bắn đi từ tàu chiến và bay tương đối thấp, được dẫn hướng bằng một hệ thống định vị tiên tiến. Điều này cho phép quân Mỹ bắn vào căn cứ không quân của Syria từ rất xa.

"Điều quan trọng về tên lửa Tomahawk là chúng không nhất thiết phải bay thẳng từ điểm A tới điểm B. Chúng có thể bay lòng vòng và do vậy không thể bị bắn hạ”, trung tướng quân đội Mỹ đã về hưu James "Spider" Marks nói.

Tên lửa Tomahawk lần đầu được Mỹ sử dụng trong chiến dịch Bão táp sa mạc và trong biên chế của quân đội Mỹ từ đó đến nay. Anh cũng đã mua loại tên lửa này từ đồng minh Mỹ. Tên lửa Tomahawk có thể được gắn một đầu đạn công ước nặng 450kg, theo hải quân Mỹ.

Nhưng cho dù Tomahawk có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã loại bỏ khả năng dùng chúng để tấn công hạt nhân, CNN trích dẫn tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS).

11-47-12_ti-xuong-2
Không ảnh về kết quả vụ bắn tên lửa mà Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp cho báo giới (Ảnh: AP/TheDrive)

Cho đến nay, tên lửa Tomahawk phiên bản mới được trang bị hệ thống liên lạc tốt hơn và nhiều cải tiến khác. Mỗi quả tên lửa này có giá 569.000 USD vào năm 1999 và theo thời giá hiện nay là khoảng 832.000 USD (gần 19 tỷ đồng).

Còn theo đài ABC, các tên lửa được sử dụng tấn công căn cứ không quân Shayrat của Syria có giá gần 1 triệu USD, tương đương 20 tỷ đồng. Với 59 quả được bắn đi, Mỹ đã tiêu tốn 1.180 tỷ đồng chỉ trong vòng 30 phút. Cái giá của chiến tranh không hề nhỏ.
 

Đánh trận giả?

Như đã đề cập, Tomahawk lần đầu được sử dụng trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 và từ đó trở đi chúng trở thành tên lửa chủ lực của Mỹ. Mỹ đã dùng Tomahawk bắn trả đũa Al- Qaeda ở Afghanistan và Sudan năm 1998 sau khi nhóm Hồi giáo cực đoan này tổ chức đánh bom các đại sứ quán Mỹ.

Tên lửa này lại được sử dụng để tấn công vào Afghanistan trong màn mở đầu chiến dịch Tự do bền vững vào năm 2001 và Iraq năm 2003. Gần đây nhất, tên lửa Tomahawk được sử dụng ở Yemen, Libya.

Tháng 10/2016, tàu khu trục USS Nitze của hải quân Mỹ bắn Tomahawk vào ba cụm radar ven biển Đỏ ở Yemen để trả đũa vụ bắn tên lửa vào tàu chiến Mỹ USS Mason và một tàu của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).

Tuy nhiên, mặc dù các quan chức Mỹ nói 58/59 quả Tomahawk bắn trúng mục tiêu, nhà báo chuyên về quân sự Tyler Rogoway viết trên trang The Drive rằng những bức ảnh chụp kết quả vụ tấn công cho thấy việc Mỹ bắn tên lửa vào Syria không chỉ phản tác dụng mà còn giống như đánh vào một trận địa giả.

11-47-12_ti-xuong
Một góc sân bay Shayrat (Ảnh: AP/TheDrive)

“Trừ khi bạn cho rằng những khối bê tông cũ kỹ là hệ thống vũ khí hay kẻ thù, cuộc tấn công đêm đó chẳng làm suy suyển đáng kể sức chiến đấu của quân đội Assad. Một số nhà để máy bay cùng một số máy bay chiến thuật cũ kỹ, không biết là còn bay được không, bị phá hủy. Vài tòa nhà nhỏ, một số thiết bị linh tinh bị hư hại”, Rogoway viết.

Các tên lửa Mỹ thậm chí còn không phá hủy được đường cất cánh, đường chạy taxi của máy bay dù chỉ là tạm thời. Ngay cả hệ thống phòng không của căn cứ Shayrat cũng còn nguyên vẹn.

Nhà báo Mỹ này cho rằng, với sự chính xác của Tomahawk như Mỹ tuyên bố, và kết quả cuộc tấn công đã cho thấy chúng có liên hệ với thực tế là người Nga đã đã hiện diện ở đây nhiều năm qua. Trong thực tế, người Nga đã được thông báo trước khi quân Mỹ ấn nút phóng tên lửa và có vẻ là người Syria cũng chẳng có gì bất ngờ. Hầu hết các máy bay, thiết bị có giá trị, con người có vẻ đã được di chuyển khỏi căn cứ.

“Nếu cảnh báo trước có ý nghĩa chiến lược, vậy tại sao sao phải để mọi thứ ở căn cứ kia còn nguyên lành dù sau khi đã đưa ra cảnh báo? Thật là nực cười”, Rogoway mỉa mai.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất