| Hotline: 0983.970.780

Vì sao quan hệ NATO - Nga xuống cấp trầm trọng?

Thứ Sáu 05/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Mối quan hệ đó đã xuống cấp trong nhiều năm nay mặc dù có một số hoạt động hợp tác có kết quả trong vấn đề Afghanistan, chống hải tặc trên biển và các chiến dịch chung gìn giữ hoà bình./ Quan hệ NATO - Nga: Đám cưới dở không có của hồi môn / NATO ngừng toàn bộ hợp tác với Nga  

Cuộc xung đột ở Ukraine đã đẩy quan hệ NATO-Nga xuống một nấc thang thấp hơn và người ta lo sợ những nghi kỵ và hiềm khích của thời Chiến tranh Lạnh trước đây quay trở lại, theo nhận định trong một bài bình luận của BBC ngày 3/9.

Mối quan hệ đó đã xuống cấp trong nhiều năm nay mặc dù có một số hoạt động hợp tác có kết quả trong vấn đề Afghanistan, chống hải tặc trên biển và các chiến dịch chung gìn giữ hoà bình.

NATO buộc tội Nga gửi các đơn vị quân sự chính quy và vũ khí hạng nặng vào đông Ukraine để giúp các lực lượng ly khai. Một số người gọi đó là hành động xâm lược trộm. Nga bác bỏ các lời cáo buộc trên và buộc tội chính quyền thân phương Tây của Ukraine đã đầu têu gây hấn.

Còn những căng thẳng gì khác giữa NATO và Nga mà dẫn đến tình hình đóng băng quan hệ như hiện nay?


Tàu khu trục Bulgaria tiến hành thử nghiệm các hệ thống trong khi NATO diễn tập ở Biển Đen hồi tháng 7

Đó là chuyện một tàu khu trục cỡ nhỏ của Bulgary đã thử nghiệm các hệ thống của nó trong khi đang có một cuộc diễn tập của NATO trên Biển Đen vào tháng 7.

Đó là việc các nhà chính trị ở Đông Âu và Trung Âu đòi gia nhập NATO khi không còn chủ nghĩa cộng sản, coi đó như là một thành luỹ ngăn cản sự tấn công của Nga giả như có xảy ra trong tương lai. Gia nhập NATO cũng được xem như là một dấu ấn cho sự cam kết đi theo các giá trị và chuẩn mực của châu Âu.

Năm 1999 – gần 10 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ - NATO đã kết nạp 3 nước ngày trước là thành viên của Hiệp ước Vác-xa-va, đó là: Cộng hoà Séc, Hungary và Ba Lan.

Thêm nhiều quốc gia khác trước đây thuộc khối Xô-viết đã gia nhập NATO năm 2014, đó là các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia.

Nga đã hết sức tức giận khi NATO mở rộng đến các nước vùng Baltic, một nơi trước đây thuộc về Liên Xô và vốn được Moscow coi là vùng “cận biên” của nước này. Từ “cận biên” thường được các chính trị gia của Nga sử dụng và nó ngụ ý rằng các nước trước đây thuộc Xô-viết đừng nên hành động trái với những lợi ích chiến lược của Nga.


Những chiếc phản lực RAF Typhoon đã tham gia các đợt tuần tiễu trên không ở các nước Bắc Âu

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Wales vào cuối tuần này, Phần Lan – nước không phải là thành viên của NATO – dự định ký một hiệp định Nước Chủ nhà với liên minh 28 thành viên này, nghĩa là Phần Lan sẽ hỗ trợ hậu cần cho các lực lượng của NATO – mặc dù không phải bằng căn cứ quân sự - trên lãnh thổ của mình. Không có quốc gia thành viên NATO có biên giới với Nga dài như Phần Lan.

Thuỵ Điển cũng quyết định ký hiệp định này nhưng chưa ấn định thời gian. Hai quốc gia vùng Bắc Âu này đã hợp tác chặt chẽ với NATO và có thể trở thành thành viên trong tương lai.

Đầu năm 2008, NATO cũng đã hé lộ khả năng kết nạp Gruzia vào NATO. Kremlin cũng coi đó như một sự gây hấn trực tiếp, không khác gì quan hệ gần gũi của NATO với Ukraine.

Tháng trước, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã nói ông sẽ xin quốc hội mở đường cho một đề xuất gia nhập NATO. Động thái đó đã bị Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, một người bạn của Moscow bị lật đổ vào tháng 2 sau các cuộc biểu tình bao vây Kiev, chặn lại.

Một nguyên nhân nữa là việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mà Mỹ là nước đi đầu khiến Nga phải cảnh giác.

NATO biện hộ rằng rào chắn ngăn chặn tên lửa chỉ mang ý nghĩa phòng thủ đơn thuần, không có đe doạ nào đối với Nga và được sử dụng với mục đích để ngăn chặn những cuộc tấn công bằng tên lửa trong tương lai từ một nhà nước thù địch nào đó. Khi nhắc đến điều đó, Iran và Triều Tiên được coi là những mối đe doạ tiềm năng đối với an ninh của phương Tây.

Nga đã từng muốn xây dựng một quan hệ đối tác bình đẳng với NATO khi xây dựng hệ thống phòng thủ này. Nhưng phương án đó không được theo đuổi đến cùng và giờ đây NATO lại tiến hành triển khai các tên lửa và ra-đa ngăn chặn ở Romania, Cộng hoà Séc và Ba Lan.

Phản ứng trước việc NATO tiến hành dự án trên, tháng 12 năm 2013 Nga đã triển khai tên lửa chiến thuật di động Iskander trong vùng lãnh thổ Kaliningrad.


Lực lượng bọc thép của Nga đã đẩy các lực lượng Gruzia ra khỏi Nam Ossetia vào năm 2008

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một nguyên nhân nữa là cuộc chiến ngắn ngủi của Nga với Gruzia vào tháng 8/2008 cũng làm cho quan hệ với NATO xấu đi.

Trong cuộc chiến này, Nga đã hỗ trợ phe ly khai ở hai vùng tách ra khỏi Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Nga đã đập tan quân đội Gruzia khi họ muốn cố chiếm lại Nam Ossetia.

Nga đã đổ quân vào Gruzia – một mặt họ lại tiến sát đến Tbilisi – và Phương Tây coi hành động đó của Moscow là quá đáng. Sau đó Nga đã công nhận hai vùng ly khai được độc lập, nhưng trong thực tế đó là một xung đột đóng băng vì các vùng đó không được quốc tế công nhận.

Năm 2002, NATO đã ngừng hoạt động của Hội đồng NATO-Nga, tiếp đó Nga cũng ngừng hoạt động hợp tác quân sự với NATO. Năm sau, quan hệ giữa họ lại ấm lên.


Quân Anh ở Kosovo năm 1999 – trong biên chế của lực lượng gìn giữ hoà bình NATO

Sau tất cả các nguyên nhân trên chưa phải là hết. Nga – một đồng minh lịch sử của Serbia – đã kiên trì ủng hộ cho Belgrade trong vấn đề Kosovo.

Serbia chưa bao giờ chấp nhận cho Kosovo tách ra - nhưng nhờ có sự hỗ trợ của NATO vào năm 1999 việc đó đã thành công – cho dù Serbia đã chấp nhận sẽ không phong toả việc Kosovo gia nhập vào EU. Nhiều quốc gia khác cũng bác bỏ tuyên bố độc lập năm 2008 của Kosovo.

Nga đã ngưng quan hệ hợp tác quân sự với NATO ngay sau khi liên minh này tiến hành oanh tạc bằng bom trên quy mô lớn ở Serbia năm 1999.

Kosovo, với đa phần dân số là người gốc Albania, đã tách ra trong một cuộc nổi dậy vũ trang của quân ly khai và trước sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế đối với hành vi tàn bạo của lực lượng an ninh người Serb. NATO đã can thiệp khi thấy các thường dân chạy trốn hàng loạt khỏi các lực lượng người Serb đổ sang các quốc gia láng giềng.

Trong lần can thiệp đó có sự chạm trán căng thẳng với quân Nga ở thủ đô Pristina nhưng rồi mọi việc nhanh chóng được dẹp yên.

Và một nguyên nhân sau cùng là việc năm 2007 Nga đã đình hoãn việc thực thi Hiệp ước Lực lượng Vũ trang Truyền thống Châu Âu (CFE).

Hiệp ước này được các quốc gia Phương Tây và các quốc gia tham gia Hiệp ước Vác-xa-va ký kết vào năm 1990, có nội dung giới hạn số lượng thiết bị quân sự chủ chốt được sử dụng trong các vùng được chỉ định. Năm 1999, hiệp ước này được sửa lại để tiếp nhận thêm các nước trước đây thuộc Xô-viết đã gia nhập vào NATO.

Tuy nhiên, liên minh NATO – khác quan điểm với Nga – đã không thông qua các nội dung cập nhật, đòi Moscow trước hết phải rút số quân còn lại ra khỏi Gruzia và Moldova.


Tiraspol, 2010: Nga giữ quân ở Trans-Dniester, một vùng ly khai thân Nga ở Moldova

Mới đây NATO đã công bố các kế hoạch triển khai một lực lượng phản ứng nhanh gồm có mấy nghìn quân ở châu Âu đến gần sát biên giới Nga.

Lực lượng này có thể được huy động trong vòng 48 tiếng và quân đội của các nước thành viên hoạt động trên cơ sở luân phiên nhau.

Động thái này lại càng đe doạ phá vỡ thêm hiệp ước CFE mặc dù NATO vẫn khẳng định lực lượng mới sẽ không có các căn cứ mới thường trực.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm