| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Trung Quốc hành động ngang ngược?

Thứ Hai 13/08/2012 , 11:12 (GMT+7)

Với cung cách xâm lấn láng giềng khiến Trung Quốc hầu như không có bạn láng giềng mà chỉ có kẻ thù truyền kiếp. Đó là một sự thật lịch sử hiển nhiên ai cũng biết.

Với cung cách xâm lấn láng giềng khiến Trung Quốc hầu như không có bạn láng giềng mà chỉ có kẻ thù truyền kiếp. Đó là một sự thật lịch sử hiển nhiên ai cũng biết.

Lịch sử hình thành nước Trung Quốc là lịch sử của nhiều đợt lấn chiếm các nước lân bang để mở mang bờ cõi. Với truyền thống xã hội khép kín (được thể hiện qua kiến trúc Trường Thành, Tử Cấm Thành và cả những ngôi nhà truyền thống đều có tường bao kép kín; và qua ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán...), và với truyền thống chú trọng bộ binh, dùng số đông áp đảo, các triều đại phong kiến Trung Quốc hầu như chưa bao giờ mang quân đi xâm lược các lãnh thổ xa và không coi trọng vai trò của biển đảo (các bản đồ và thư tịch cổ của Trung Quốc nói lên điều này).

Phương thức xâm lược của chủ nghĩa Đại Hán là lấn chiếm và đánh ra các vùng lãnh thổ kế cận của các nước láng giềng đồng thời sử dụng các thủ đoạn đồng hóa để thôn tính lâu dài. Đó là phương thức mà họ đã dùng để thôn tính hàng trăm bộ tộc hoặc vương quốc Bách Việt trong thời tiền sử và đang làm như vậy với Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông... Họ cũng âm mưu làm như vậy với Ấn Độ,  Xi - bê - ri, Việt Nam, Triều Tiên, Myanma, Lào. Chỉ đến gần đây họ bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của biển, tuy đã muộn nhưng vẫn cố giành giật vớt vát nhằm thực hiện mộng bá quyền.

Giờ đây bằng việc ráo riết xâm lấn Biển Đông, Trung Quốc dù muốn hay không đang gây thêm những hận thù mới. Đương nhiên, Việt Nam lại là nạn nhân đầu tiên, vì Biển Đông là cửa ngõ, là mặt tiền, là nguồn sống của gần trăm triệu người Việt. Về pháp lý, Việt Nam là bên duy nhất có đầy đủ chứng cứ lịch sử và luật lý quốc tế để tuyên bố chủ quyền ít nhất đối với phần phía tây của Biển Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.


Bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa

Tuy nhiên, Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính phủ Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và sau đó (năm 1988) lại lén đánh chiếm một số bãi đá để có chỗ đứng chân tại quần đảo Trường Sa lúc đó thuộc nước Việt Nam thống nhất. Biết mình không có cơ sở pháp lý, Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là "chứng cứ lịch sử" với đường 9 đoạn đứt khúc tự vẽ ra không căn cứ vào bất cứ tiêu chí nào.

Gần đây dư luận Trung Quốc cũng bắt đầu lên tiếng phản bác về đường biên giới mơ hồ này, coi đó là nguyên nhân gây bất hòa với các nước láng giềng. Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc không chỉ có thế mạnh quân sự và kinh tế, mà còn là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc có thể dùng quyền phủ quyết mội nghị quyết thấy bất lợi cho mình. Đó là lý do để Trung Quốc ngang nhiên áp đặt đường hải giới bao trùm 80% diện tích Biển Đông, trong đó lấn sâu vào lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines. Đó cũng là lý do tại sao phía Trung Quốc chủ trương chỉ đàm phán song phương, chối từ đàm phán đa phương nhằm lợi dụng thế mạnh áp đảo đồng thời tránh bị phản đối bởi dư luận quốc tế rộng rãi.

Những sự thật trên đây cho thấy mục đích xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc trước hết là để bành trướng lãnh thổ; mục tiêu tìm kiếm nguồn năng lượng cũng cần thiết, nhưng chỉ là thứ yếu. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi"; nếu chỉ vì lợi ích dầu khí và tài nguyên thiên nhiên thì họ không cố chấp như vậy. Điều này cũng cho thấy một khi đã độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc sẽ coi đó là vùng nội thủy của họ. Đây chính là một vấn nạn tiềm ẩn đối với toàn thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam và Philippines, vì Biển Đông nằm án ngữ trên tuyến đường hàng hải nối liền Đông - Tây và Nam - Bắc bán cầu ảnh hưởng đến hàng loạt các quốc gia khác.

Tuy nhiên, như một quy luật, trước hành động ngang ngược của phía Trung Quốc, dư luận quốc tế đang ngày càng thức tỉnh nhận ra mối nguy hiểm của chiến tranh; các nước lớn có quyền lợi thiết thân tại Biển Đông như Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ…tỏ ra sốt sắng hơn trong việc góp phần giải quyết vấn đề Biển Đông theo hướng không để Trung Quốc lộng hành bắt ép các nước yếu.

Tuy nhiên, đáng tiếc là lâu nay thế giới chưa thật sự thấy hết nguy cơ của chủ trương bành trướng và độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Khá nhiều người cho rằng đó chỉ là tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và một vài nước ven biển Đông. Thậm chí nội bộ ASEAN cũng không đồng nhất quan điểm khiến Trung Quốc có thể thực hiện âm mưu “chia để trị”.

Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc công khai lấn chiếm bãi đá Scarborough của Philippines vào tháng 4, tiếp đến tháng 6 và tháng 7 lại "gọi thầu" đối với 9 lô dầu khí của Việt Nam đồng thời tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay là hàng loạt các đợt tấn công theo kiểu “biển người" bằng các đoàn tàu cá với sự hộ tống của các tàu ngư chính bán vũ trang đang tràn ngập Biển Đông.

Lần theo các sự kiện có thể thấy rõ Bắc Kinh đang bật đèn xanh cho các thế lực diều hâu để tiến hành kế hoạch nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò. Đó là một bước đi có tính toán và cho thấy thái độ quyết đoán và liều lĩnh hơn của họ trong âm mưu độc chiếm Biển Đông sau thời kỳ thăm dò dư luận hơn hai năm qua.

(*): Tác giả là một cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm