| Hotline: 0983.970.780

Vĩ tuyến 17 đang rung lên như một sợi dây đàn

Thứ Năm 26/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Sự kiện trọng đại giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30/4/1975, thống nhất hai miền Bắc - Nam đã gửi đi một thông điệp rõ ràng với quốc tế.

Đó là: Thống nhất non sông, xây dựng đất nước phồn vinh từ ngàn đời nay luôn là tâm nguyện cháy bỏng của dân tộc Việt Nam.

15-37-17_thong-nht-2
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị chứng kiến giây phút hòa nước từ suối Lê Nin và sông Hậu vào nước sông Bến Hải. Ảnh: L.H.Phúc

1. Từ mùa xuân năm 1975 ấy, dân tộc ta được sống trong một đất nước hòa bình, trọn vẹn, tuy những ngày đầu hòa bình không ít gian lao.

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, đất nước Việt Nam được độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để rồi, mỗi năm cứ đến ngày 30/4, lễ hội “Thống nhất non sông” lại được Trung ương và tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức ngay tại cụm Di tích đặc biệt “Đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải”, nơi biểu hiện cao nhất khát vọng thống nhất đất nước.

“Sông Bến Hải bên trong bên đục/Trách ai làm cho non nước chia đôi". Câu hò day dứt ngày ấy đến hôm nay vẫn còn thấm sâu vào máu thịt của từng người.

Vĩ tuyến 17- cầu Hiền Lương - đôi bờ sông Bến Hải, một dòng sông trôi đi trong máu lửa của chiến tranh và khát vọng hòa bình của người Việt Nam.

Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, vì âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam của Mỹ, Diệm mà cả dân tộc chúng ta phải tiếp tục đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ để giành độc lập.

Sinh thời, Bác Hồ luôn đau đáu, thao thức Bắc Nam là ruột thịt. Nhớ ngày ấy, miền Bắc phát hành bộ tem với hình tượng chính là cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Trên nền chiếc cầu có hình ảnh con chim bồ câu mang thông điệp hòa bình bay giữa bầu trời với bốn chữ “Nối liền Nam Bắc”.

Ở đầu cầu Hiền Lương phía bờ Bắc, hai dòng chữ in rõ trên cổng chào “Nam Bắc là một nhà - Bắc Nam là ruột thịt”.

Một chiều cuối năm 1959, nhà thơ Tế Hanh trong lần thứ hai từ Hà Nội vào lại cầu Hiền Lương - sông Bến Hải, đã thốt lên những câu thơ âm điệu nhẹ nhàng mà giàu sức lay động trước nỗi đau đất nước bị chia cắt: "Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/ Tận chân trời mây núi có chia đâu".

Thật vậy, những thôn xóm ở bờ Bắc, bờ Nam hiện rõ mồn một đến từng dáng người, tưởng chừng như ới lên một tiếng, vẫy tay một cái là người dân đôi bờ sông Bến Hải tới với nhau được ngay.

 Trời vẫn xanh thẳm, nhưng bấy giờ, cầu Hiền Lương bị chia thành hai nửa, sơn hai màu và dòng sông chỉ một bờ.

Trước đêm ký Hiệp định Paris 1973, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có mặt ở bờ Nam sông Bến Hải.

Ông thốt lên: "Chỉ cần qua một quãng đêm yên tĩnh này nữa, chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc. Tôi đứng một mình trên bờ Nam sông Bến Hải, kính cẩn chờ giây phút mà toàn thế giới sẽ trả lại bờ thứ hai cho dòng sông bị vỡ đôi này của đất nước tôi.

Chưa bao giờ lịch sử lại căng đầy trong tôi một niềm cảm khái trầm hùng đến như vậy, quanh những trụ bê tông của một cây cầu đã gãy.

Đất nước hai phen gian lao đã in dấu trên trụ cầu bằng bao nhiêu lớp vỏ hàu nham nhở, giống như vết bùn lấm nhọc nhằn chân ngựa đá mà vua Trần đã nhìn thấy ngày đuổi giặc khỏi Thăng Long hơn bảy trăm năm trước".

Ngày 27/1/1973 đi qua, Hiệp định Pais được ký kết, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình cho Việt Nam.

Bờ thứ hai của con sông Bến Hải đã được trả lại. Dòng sông có đủ hai bờ. Cầu Hiền Lương được nối lại bằng cầu tạm để chứng kiến lễ cưới đầu tiên được rước dâu qua cầu vào năm 1974.

Ngày đàng trai ở miền Bắc rước dâu người miền Nam qua cầu Hiền Lương, nhiều người mừng vui, hạnh phúc mà không cầm được nước mắt.

Bởi đây là lễ cưới của đôi uyên ương đầu tiên ở hai bên bờ Bắc - Nam vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải được đưa dâu đi qua chiếc cầu lịch sử mà họ phải chờ đợi suốt hai mươi năm.

2. Ông Phan Chung, nguyên là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị, nhớ lại, sau 10 năm đất nước thống nhất, đến năm 1985, với tư cách là Bí thư Huyện ủy Bến Hải (gồm các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Cam Lộ bây giờ) ông kiến nghị Tỉnh ủy Bình - Trị - Thiên và Trung ương cho huyện được tổ chức một lễ lớn kỷ niệm 10 năm thống nhất đất nước tại cụm Di tích “Đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải".

Lý do chọn tổ chức ở cụm di tích này vì đôi bờ sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 như là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam. Tên gọi của lễ hội được xác định là Lễ kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4 và thống nhất đất nước.

Ngày đó, rất nhiều tỉnh, thành về dự lễ hội đầu tiên này.

15-37-17_thong-nht-1
Cụm di tích cầu Hiền Lương - sông Bến Hải trong ngày hội “Thống nhất non sông”. Ảnh: Hồ Thanh Thoan

Mùa xuân thứ 40 mừng đất nước thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, tại cụm Di tích đặc biệt “Đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải” sẽ diễn ra lễ hội “Thống nhất non sông”. Tôi như cảm nhận được sự ấm nồng dần lên đến da thịt của đất trời Quảng Trị. Vĩ tuyến 17 đang rung lên như một sợi dây đàn.

Hàng vạn người dân từ miền ngược đến miền xuôi về cắm trại tổ chức hội suốt mấy ngày. Hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân từ biển Cửa Tùng, Cửa Việt ngược lên cầu Hiền Lương theo sông Bến Hải, bà con dùng bình ắc quy thắp đèn tạo nên một dòng sông ánh sáng vào ban đêm. Người dân từ các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Hà cũng kết bè theo sông Bến Hải xuôi về dự lễ.

Ông Phan Chung vào Nhà máy Điện Đông Hà mượn về một chiếc máy nổ phát điện phục vụ lễ hội. Trên cầu Hiền Lương lúc đó được ưu tiên móc hai bóng đèn thắp sáng.

Đàn voi oai hùng của Lâm trường Bến Hải được huy động về tham gia diễu binh lực lượng. Nhiều bạn bè quốc tế đi ngang qua họ dừng lại chụp ảnh và mở rượu uống ngay trên cầu Hiền Lương. Thông điệp của lễ hội đầu tiên này là đoàn kết dân tộc, cùng nhau một hướng đi lên, hòa bình, thống nhất và thịnh vượng.

Năm 1989, tỉnh Quảng Trị được lập lại. Từ đó năm nào đến ngày 30/4, lễ hội này cũng tổ chức. Đến năm 2005, tỉnh Quảng Trị quyết định 5 năm một lần, vào dịp kỷ niệm năm chẵn và năm tròn ngày 30/4 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước thì lại tổ chức lễ hội lớn tại cụm di tích này và đặt tên thành lễ hội “Thống nhất non sông”.

3. Cách đây đúng 5 năm, đó là vào năm 2010, kỷ niệm 35 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và 38 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2010), Bộ VH-TT&DL và tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ hội “Thống nhất non sông” tại cụm Di tích đặc biệt “Đôi bờ Hiền Lương - sông Bến Hải”.

 Đây là lần đầu tiên và từ đây, lễ hội này được công nhận là lễ hội cấp Nhà nước và tổ chức với quy mô quốc gia. Lễ Thượng cờ Tổ quốc trên kỳ đài bờ Bắc là điểm nhấn chính của lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính khẳng định tỉnh Quảng Trị có một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sự dân tộc. Lễ hội “Thống nhất non sông” là lễ hội cách mạng tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị và cả nước, có một ý nghĩa rất lớn nhằm tôn vinh khát vọng thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam, của tư tưởng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hôm ấy, hai tỉnh Cao Bằng và Hậu Giang mang đến lễ hội hai bầu nước lấy từ suối Lê Nin (tỉnh Cao Bằng) nơi địa đầu biên giới phía Bắc của Tổ quốc và nước lấy từ cuối dòng sông Hậu (tỉnh Hậu Giang), nơi hợp lưu của 9 dòng sông phương Nam đến hoà quyện cùng nước của dòng sông Bến Hải trước khi hướng ra biển Đông càng khẳng định hơn khát vọng thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ luôn trường tồn trong huyết mạch lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm