| Hotline: 0983.970.780

Việc người dân Tân Triều tố cáo là có cơ sở

Thứ Sáu 01/04/2011 , 08:15 (GMT+7)

Ngày 25/2, NNVN có đăng bài “Khiếu kiện của nhân dân Tân Triều cần được giải quyết sớm”. Sau khi bài báo đăng tòa soạn nhận được thư cám ơn của nhân dân xã Tân Triều đã nói đúng sự thực tại địa phương.

>> Khiếu kiện của người dân Tân Triều cần sớm giải quyết

Cùng với thư cảm ơn của nhân dân gửi đến, tòa soạn còn nhận được văn bản số 27 của UBND xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) nêu 3 nội dung bài báo đăng. Theo đó nội dung thứ nhất: UBND xã Tân Triều cho rằng từ năm 1992-1999 xã Tân Triều chưa thực hiện Nghị định 64 mà thực hiện Khoán 10 nhưng bài báo nêu tháng 3/1994 thôn Yên Xá xã Tân Triều giao đất cho nông dân theo Nghị định 64 là không có cơ sở pháp lý.

Thực tế Nghị quyết 10 được thực hiện từ năm 1988 đến năm 1993. Ngày 27/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 64 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/10/1993, những quy định trước đây trái với nghị định này đều bãi bỏ. Tháng 3/1994, xã Tân Triều chia đất cho dân, nếu chia theo Nghị quyết 10 ở thời điểm này là trái với Nghị định 64. Như vậy khiếu kiện của dân là đúng pháp luật.

Nội dung thứ 2, năm 1999 xã Tân Triều thực hiện giao đất theo Nghị định 64, trước đó xã Tân Triều đã chia đất cho dân vào tháng 3/1994. Tại báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị định 64 diễn ra vào tháng 12/2001 của xã nêu: “Quá trình thực hiện giao đất theo Khoán 10 (từ năm 1992-1999) xã để lại quỹ đất 5% công ích, 5% đất dành cho phát triển kinh tế gia đình”. Như vậy thừa nhận trong diện tích đất giao cho dân từ năm 1992-1999 ở Tân Triều có 5% đất dành cho phát triển kinh tế gia đình.

Tháng 11/1998, huyện Thanh Trì có văn bản 678 về việc  triển khai đợt 2 giao đất nông nghiệp và dồn điền đổi thửa, nêu rõ yêu cầu và nguyên tắc thực hiện giao đất, ở mục 6 ghi: “Giao đất trên cơ sở hiện trạng, hạn chế xáo trộn lớn... Trường hợp cần thiết điều chỉnh phải được đại hội xã viên nhất trí”. Thực tế năm 1999, xã Tân Triều chỉ đạo giao đất trên thực địa, rút bù cuốn chiếu mỗi khẩu của thôn Yên Xá bị rút 82 m2 , thôn Triều Khúc bị rút 70m2. Việc làm này của xã không được đại hội xã viên nhất trí, không đúng với chỉ đạo của huyện “giao đất trên cơ sở hiện trạng tránh gây xáo trộn”, gây khiếu kiện kéo dài.

Theo UBND xã Tân Triều, từ năm 1999 đến nay trên địa bàn xã có 17 dự án lấy đất nông nghiệp. Các dự án đều có quyết định thu hồi đất của UBND TP, xã không bán quỹ đất công. Nhưng thực tế các dự án đều lấy đất đã giao cho dân, lấy cả phần quỹ đất công của xã. Tại dự án Cụm sản xuất làng nghề xã Tân Triều, ngoài 78.035m2 đất thu của 165 hộ dân, theo ông Vũ Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện, còn thu 18.316m2 đất công của xã. Số đất công này xã cho 48 hộ đấu thầu 10.353m2, ngoài ra còn có đất mồ mả, đất thủy lợi, giao thông.

Năm 2004, Viện Bỏng quốc gia được giao khoảng 30.000m2, trong đó có gần 15.000m2 là quỹ đất công của xã giao cho các xã viên nhận thầu. Năm 2007, Trường Cao đẳng Giao thông - Vận tải được giao 6.831 m2 là quỹ đất công do xã quản lý giao cho các hộ dân đấu thầu. Năm 2010, Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự liền kề Indeco Royal Garden Villa thu hồi 8.096m2 đất nông nghiệp, nằm trong quỹ đất công do xã Tân Triều quản lý giao cho các cá nhân sử dụng. Dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang dân phát hiện 45.581m2 đất ruộng của xã, nằm cài răng lược vào đất ruộng chia cho dân theo Nghị định 64...

Còn nhiều dự án khác, đều có đất quỹ công của UBND xã bán cho dự án. Vậy người dân Tân Triều tố cáo là có cơ sở và đúng pháp luật.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm