| Hotline: 0983.970.780

Viêm họng mạn tính vì ăn quá mặn

Thứ Tư 20/02/2013 , 11:44 (GMT+7)

Có phải là ăn mặn quá rất dễ bị viêm họng?

* Có phải là ăn mặn quá rất dễ bị viêm họng?

Lê Hằng Nga, Tân Uyên, Bình Dương

Thói quen ăn mặn cũng tác động đến bệnh viêm họng. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% số người bị viêm họng mạn tính là do hay ăn mặn. Ăn mặn sẽ làm giảm bớt sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong đường hô hấp.

Ngoài ra, ăn mặn có thể sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc, dẫn đến sức đề kháng kém, nhân cơ hội này các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập dẫn đến viêm họng. Vì vậy, trong mùa đông, khi nấu nên giảm bớt lượng muối, ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng, vitamin để tăng sức đề kháng như thức ăn giàu chất vitamin B (gan động vật, các loại sữa, đậu đỗ)...

* Xin cho biết chiếc điện thoại di động xuất hiện từ bao giờ và ai là người phát minh ra điện thoại di động?

Đỗ Nguyễn Hà, Tuy Phong, Bình Thuận

Tiến sĩ Martin Cooper, cựu tổng giám đốc đơn vị hệ thống của Motorola, được coi là “cha đẻ” của thiết bị liên lạc di động cầm tay và cũng là người đầu tiên thực hiện một cuộc gọi thông qua công cụ này.

Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động.

Kỹ sư điện Cooper từng có 4 năm phục vụ trong hải quân trước khi chuyển về làm việc cho một công ty viễn thông nhỏ. Năm 1954, ông được Motorola tuyển dụng và tham gia phát triển các sản phẩm di động, đáng chú ý nhất là công cụ liên lạc radio di động đầu tiên dành cho cảnh sát Chicago năm 1967.

Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York, đồng thời tung ra mẫu đầu tiên của cái gọi là điện thoại di động (cellphone): Máy Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu tại Washington, Cooper và Motorola quyết định đưa công nghệ mới tới New York để quảng bá với công chúng.

* Xin cho biết đau dây chằng ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm gì không?

Huỳnh Thị Liên, Châu Thành, Bến Tre

Theo các chuyên gia sản khoa thì đau dây chằng là hiện tượng đau nhói hoặc đau âm ỉ ở phần bụng dưới hay bẹn, các dây chằng bao quanh tử cung của thai phụ trong vùng khung xương chậu. Khi thai nhi phát triển, các dây chằng căng và dày lên để đủ sức hỗ trợ tử cung. Những thay đổi này đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng của thai phụ.

Thông thường, thời điểm xuất hiện đau dây chằng thường xuất hiện vào 3 tháng giữa của thai kỳ, với những cơn đau nhẹ, ít và sẽ đau tăng ở 3 tháng cuối của thai kì các cơn đau có thể tăng nhiều do lúc này thai nhi phát triển và đã lớn hơn. Thai phụ có thể cảm thấy đau nhói nhất là khi đột ngột thay đổi vị trí, chẳng hạn như đang đi ra khỏi giường hoặc đứng dậy, ho…, khiến thai phụ rất khó chịu.

Khi bị đau biện pháp lý tưởng và an toàn nhất là thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Thai phụ nên nằm nghiêng khi ngủ, đặt một chiếc gối hoặc chăn gấp mỏng dưới bụng (kê để đỡ bụng) và một cái khác ở giữa hai chân. Như vậy sẽ đỡ được tất cả các bên và giúp làm giảm các cơn đau.

Sau đó, nếu thấy giảm đau mới làm việc cho đến mức độ bạn cảm thấy thoải mái nhất và duy trì như vậy, không nên cố sức quá nhiều sẽ nguy hiểm. Đối với thai phụ làm công việc ngồi nhiều như: Thợ may, dệt vải…, thỉnh thoảng nên đứng lên đi bộ giúp bạn thoải mái hơn và giảm những cơn đau dây chằng.

Khi có những dấu hiệu bất thường như đau dây chằng càng ngày càng tăng, xuất hiện nhiều nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ (ngay cả khi cơn đau này không gây ra các tổn thương); đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đẩy xuống); chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều; sốt, ớn lạnh hoặc buồn nôn; tiểu tiện đau hoặc rát… thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm