| Hotline: 0983.970.780

Viện Bảo vệ thực vật: 45 năm kề cận cùng nông dân

Thứ Hai 20/01/2014 , 10:24 (GMT+7)

Với nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu triển khai và chuyển giao KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp của cả nước, Viện đã được Đảng, Nhà nước và Bộ NN-PTNT tặng thưởng nhiều phẩn thưởng cao quý...

Viện Bảo vệ thực vật đã trải qua chặng đường 45 năm xây dựng và phát triển. 45 năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, tập thể cán bộ, viên chức của Viện đã luôn phấn đấu hết mình để xây dựng Viện trở thành một Viện nghiên cứu chuyên ngành về Bảo vệ thực vật trong phạm vi cả nước.

Mỗi năm Viện thực hiện khoảng hơn 50 đề tài/dự án các cấp, trên nhiều loại cây trồng, với nhiều đối tượng dịch hại, trải dài ở hầu hết các vùng miền. Trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế, việc phát hiện, cập nhật kịp thời những loài dịch hại mới phát sinh và ngăn chặn sự xâm lấn của các sinh vật hại ngoại lai hiện nay đang là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam, các công trình nghiên cứu của Viện đã góp phần không nhỏ trong việc chống chọi với sâu hại, dịch bệnh, góp phần bảo vệ mùa màng như biện pháp quản lý rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa, sâu đục thân, sâu cắn gié, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ hay xử lý tốt nhưng bệnh virus hại lúa như bệnh vàng lụi do rầy xanh đuôi đen truyền virus, bệnh vàng lá lúa do virus Tungro truyền qua rầy xanh đuôi đen và rầy điện quang; bệnh lúa vàng lùn và lùn xoắn lá ở Nam bộ do virus lúa cỏ gây ra…


Cán bộ của Viện đang kiểm tra kết quả ngừa sâu bệnh trên lúa

Ngoài các bệnh hại trên lúa, Viện BVTV còn nghiên cứu các loại bệnh hại cho ngô, sắn và bệnh hại cây công nghiệp như đậu tương, cà phê, cao su, lạc, mía, cà phê, cao su, hồ tiêu. Nghiên cứu trừ bệnh hại trên cây ăn quả, nghiên cứu trừ cỏ dại.

Tính đến nay Viện đã thực hiện hàng ngàn đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ các cấp, trên các loài dịch hại cây trồng nông lâm nghiệp ở hầu hết các vùng trên cả nước, đã đề xuất được hàng trăm quy trình công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, mô hình quản lý sâu bệnh hại cây trồng, phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Viện cũng đã tham gia đào tạo được hàng ngàn sinh viên thuộc các trường đại học; hàng trăm thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành BVTV cho cả nước.

Đặc biệt Viện tích cực tham gia tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của các Sở NN-PTNT, các Chi cục BVTV và nông dân trong cả nước kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật, đóng góp xuất sắc vào các chương trình an ninh lương thực, vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Với nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu triển khai và chuyển giao KHCN phục vụ sản xuất nông nghiệp của cả nước, Viện đã được Đảng, Nhà nước và Bộ NN-PTNT tặng thưởng nhiều phẩn thưởng cao quý: 3 Huân chương Độc lập: Hạng Ba (1996), Hạng Nhì (2008), Hạng Nhất (2013); 3 Huân chương Lao động: Hạng Ba (1981), Hạng Nhì (1988) và Hạng Nhất (1991); 1 Giải thưởng Nhà nước về công trình đánh giá, tuyển chọn giống lúa kháng sâu bệnh năng suất cao (2000); 1 Giải thưởng toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (2010); 1 Giải thưởng phụ nữ Việt Nam (2011).

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.