| Hotline: 0983.970.780

Viện phí tăng khủng, oằn lưng bệnh nhân nghèo!

Thứ Sáu 03/08/2012 , 09:21 (GMT+7)

Khảo sát của NNVN ngày 2-8 tại một số bệnh viện, viện phí mới đã được áp dụng từ gần nửa tháng trước.

* Chỉ là "bình mới, rượu cũ"

Mới đây, lãnh đạo cao nhất của Sở Y tế Hà Nội khẳng định, dù đã có đề án tăng viện phí mới nhưng Hà Nội chưa thông qua. Vì vậy, các bệnh viện ở Thủ đô vẫn thu theo mức viện phí cũ. Tuy nhiên, khảo sát của NNVN ngày 2-8 tại một số bệnh viện, viện phí mới đã được áp dụng từ gần nửa tháng trước.

Tăng khủng

Có mặt tại Bệnh viện K Hà Nội đúng lúc cái nắng nóng như chực thiêu đốt bất kể ai đi trên đường lúc đó. Thế mà phòng đợi bệnh nhân khoa Ung bướu vẫn đông nghịt. Ngay cạnh khu vực thanh toán viện phí, bảng giá dịch vụ y tế được dán ngay cạnh cửa, người bệnh có thể dễ dàng tham khảo khung giá của 441 dịch vụ. Tuy nhiên, đây vẫn là bảng giá viện phí cũ dù thực tế bệnh viện này đã tính với bệnh nhân khung giá viện phí mới từ 20/7. Cụ thể như nội soi ổ bụng có sinh thiết giá cũ là 30.000 đồng, giá mới 675.000 đồng; mổ quặm hai mi - gây tê từ 30.000 tăng lên 505.000 đồng; phẫu thuật mộng đơn thuần một mắt - gây tê tăng từ 40.000 lên 615.000 đồng; nội soi thực quản từ 30.000 đồng tăng lên 148.000 đồng/lần…

Cầm cuốn sổ y bạ và tập hồ sơ bệnh án dầy cộp ngồi tại khu ghế dành cho bệnh nhân của Bệnh viện K Hà Nội, chị Phạm Thị Hoài (Nghệ An) cho biết, mình vừa đi gần 400 km để ra đây siêu âm lại cái dạ dày mà đã chữa từ năm 2008. Thế nhưng chị tá hỏa khi bác sĩ thông báo, chị có khả năng phải mổ lại nên cần chuẩn bị sẵn 8 triệu đồng tiền đặt cọc để nhập viện và 2 triệu đồng tiền nội soi ổ bụng cùng vài xét nghiệm liên quan đến tế bào. “Dù được thanh toán BHYT nhưng tiền tái khám mà gấp gần 2 lần so với lần đầu vào đây để phẫu thuật, cắt đi đoạn dạ dày bị nghi ung thư” - chị Hoài nhẩm tính. “Sao chị không khám bệnh viện đa khoa ở quê cho đỡ chi phí?” - tôi hỏi. Vẻ mặt buồn rầu, chị cho biết, tất cả bệnh viện đa khoa của Nghệ An hay Hà Tĩnh đều không có khoa Ung bướu như này nên chị phải cất công ra.

Còn tại Phòng Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức, bác Niên (50 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội) cho cô con gái lên cấp cứu tại BV tối ngày 28/7 vì bị tai nạn giao thông, ngậm ngùi: "Đã xác định vào bệnh viện thì vái tứ phương mà vay tiền. Bệnh viện bảo nộp bao nhiêu thì nộp thôi, chứ cũng chả cụ thể là viện phí tăng hay giảm bao nhiêu. Vào viện nộp một khoản gọi là tạm thu viện phí 5 triệu đồng, rồi hằng ngày làm thêm dịch vụ gì thì lại nộp tiền, sau này ra viện, bảo hiểm chi trả bao nhiêu biết bấy nhiêu". Chưa dứt câu, bác Niên chìa cho xem 4 tờ biên lai thu tiền, cái ghi 400.000 đồng, cái 280.000 đồng và biên lai “nặng ký” nhất là gần 1,2 triệu đồng tiền chụp cắt lớp mà gia đình vừa nộp cho bệnh viện. Đấy là chưa kể tiền thuốc men, tiền phòng dịch vụ, tiền phụ phí dành cho bác sĩ mỗi lần tiêm, thay băng…

Nỗi lo gánh nặng viện phí tăng cũng xuất hiện ở BV Nhi Trung ương. Mặc dù gia đình có sổ hộ nghèo và các cháu nhập viện Nhi đều đi theo tuyến nhưng gia đình anh chị Thơm – Hùng (Sóc Sơn - Hà Nội) vẫn đã phải chi trả mất gần hơn 30 triệu tiền viện phí, thuốc men cho đứa con gái 3 tuổi bị mắc bệnh liên quan đến đường ruột. Với nghề nghiệp chính là làm nông nghiệp nên số tiền 30 triệu đồng đối với anh chị là một khoản quá lớn. "Để có tiền chữa bệnh cho con, vợ chồng tôi chạy vạy khắp nơi, vay anh em họ hàng, rồi cả đi vay lãi và không biết bao giờ mới trả nổi” - anh Hùng nói. Ngoài gánh nặng của tiền viện phí, tiền thuốc… thì những chi phí ăn uống, ở nhà trọ cũng tốn kém rất nhiều. Dẫn tôi tới phòng trọ chật chội mà gia đình anh chị và nhiều gia đình khác vẫn thường trú ngụ ngay cổng BV, chỉ vào mấy miếng ván cập kênh ghép lại thành giường mà đến cả chục người cùng ngủ chung, chị Thơm nói “đơn giản và chật chội thế này thôi nhưng cũng 100.000 đồng/người/ngày đấy (trong khi cách đây 1 tháng chỉ là 70.000 đồng/người/ngày)”.


Bệnh nhân vẫn nằm ghép tại khoa Tim Mạch, BV Bạch Mai

“Bình mới, rượu cũ”

Theo quy định điều chỉnh giá viện phí lần này, các bệnh viện phải trích lại một khoản để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó phải cải thiện tình trạng xếp hàng chờ khám, hạn chế tình trạng nằm ghép giường… Thế nhưng, khi khảo sát tại một số bệnh viện tại Hà Nội vẫn thấy tình trạng trên ở hầu hết các khoa khám chữa bệnh, khoa điều trị nội trú… Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc BV Bạch Mai thì hiện BV đang mở rộng quy mô phòng khám từ 30 phòng lên 60 phòng, tăng cường giờ khám, cửa đón tiếp để "khám cho hết bệnh nhân trong ngày".

Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội VN, hiện có 5 địa phương đã thông qua mức viện phí trên 90% khung, bao gồm Long An (90%), Ninh Thuận (98%), Đồng Tháp (93%), Cao Bằng (93%) và Khánh Hòa (95%), còn 2 địa phương có dự định tiếp tục giữ cơ cấu viện phí mức cao là Sơn La và Lào Cai.

Trước kia, trung bình mỗi bệnh nhân phải chờ đợi 7-8 tiếng mới khám, xét nghiệm xong, giờ chỉ còn khoảng 4-6 tiếng. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày BV Bạch Mai đón tiếp khoảng 2.200-2.500 bệnh nhân tới khám (chỉ có 1.000 bệnh nhân có BHYT).

Vì thế, có tăng buồng khám, tăng cửa đón tiếp thì việc đạt con số chuẩn 35 bệnh nhân/bàn khám/ngày là rất khó. Ngoài ra, lãnh đạo BV Bạch Mai cũng cho rằng số lượng bệnh nhân đến khám tại BV tăng quá nhanh, dù rất nỗ lực, thời gian chờ khám và lấy kết quả cho một bệnh nhân vẫn kéo dài khoảng 6 giờ, thậm chí có người phải chờ từ sáng đến tối nếu thời gian xét nghiệm dài. “Như vậy cũng đã giảm 2 giờ chờ đợi so với trước đây” - ông Hiền so sánh sau khi BV áp dụng giá viện phí mới.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho hay, Bộ đang lên kế hoạch đi kiểm tra một số BV để xem chất lượng khám chữa bệnh có tăng theo giá không. Nếu thấy khu vực khám bệnh nào chưa đạt yêu cầu thì khả năng sẽ phải hạ giá xuống. Ví dụ như giá khám bệnh đã tính cả tiền mua sắm thay thế bàn, dụng cụ khám bệnh, bộ nào cũ thì phải thay, giường bệnh phải có chăn ga, gối, đệm, quần áo cho bệnh nhân, các bệnh viện phải cung cấp. Tuy nhiên, ông Liên cũng thừa nhận, chẳng có BV nào có thể thực hiện ngay việc nâng cấp trang thiết bị ngay khi tăng giá.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm