| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam dễ bị tổn thương khi khí hậu thay đổi

Thứ Tư 05/09/2012 , 09:38 (GMT+7)

Ngày 4/9, ngày thứ hai của phiên họp trù bị Hội nghị toàn cầu AFC lần thứ hai diễn ra với nhiều ý kiến của các diễn giả đến từ nhiều nước trên thế giới.

Ngày 4/9, ngày thứ hai của phiên họp trù bị Hội nghị toàn cầu AFC lần thứ hai diễn ra với nhiều ý kiến của các diễn giả đến từ nhiều nước trên thế giới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, VN dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Bởi hiện có khoảng 70% dân số sống tại các vùng đất thấp, trong khu vực châu thổ hoặc dọc bờ biển nếu không có hành động gì kịp thời thì mực nước biển dâng cao sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người dân nơi đây. Theo nghiên cứu về tình trạng dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Nam á của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế, cứ 10 tỉnh dễ bị tổn thương nhất thì có 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Để giảm nhẹ những rủi ro do khí hậu đem lại, có chuyên gia kiến nghị nên tận dụng tài năng, năng lực và sự đóng góp của cả nam và nữ để các chính sách có thể trở nên bao quát, thành công hơn; nâng cao vai trò và vị thế cho phụ nữ, cải thiện kế sinh nhai cho họ.

Là một trong 500 thành viên có mặt tại Hội nghị, ông Hosny El - Lakany, Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) cho hay, có rất nhiều chính sách dành cho lâm nghiệp và sử dụng nó có hiệu quả mà chúng ta cần tham khảo. Ví dụ như trước đây, CIFOR từng thực hiện 4 chương trình quản lý rừng bền vững và nâng cao đời sống người dân vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ví dụ như chương trình “Sử dụng rừng để duy trì, cải thiện đời sống nông dân Việt Nam” được CIFOR triển khai trong 5 năm (2003-2007), với tổng vốn đầu tư 1 triệu USD do Tổ chức Hỗ trợ phát triển Thụy Điển tài trợ.

Chương trình “Đa dạng sinh học cấp cơ sở” thực hiện từ năm 2003-2006 do Tổ chức Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ được CIFOR triển khai tại hai nước Bolivia và Việt Nam, nhằm tăng cường quản lý lâm nghiệp của cấp cơ sở. Riêng 2 chương trình “Xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc tại khu vực Tây Nguyên thuộc lưu vực sông Mê Kông thông qua việc cải thiện rừng công nghiệp và cộng đồng dân cư” và “Thiết lập mối liên kết giữa xóa đói giảm nghèo và sự phụ thuộc vào rừng tại lưu vực sông Mê Kông để có chính sách phù hợp hơn” được CIFOR tập trung tại 3 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia trong thời gian hai năm 2004-2005. Ông Hosny đề xuất, nên giao quyền sử dụng/sở hữu đất lâm nghiệp và rừng là cần thiết để xúc tiến quá trình phân phối quyền sử dụng đất.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Bình luận mới nhất