| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 29/01/2015

Việt Nam lại nhất ASEAN

Người Việt Nam có “thành tích” uống bia đứng đầu khối ASEAN, nhưng lại có năng suất lao động đứng hàng cuối trong khối ASEAN và đứng bét bảng so với các nước châu Á - Thái Bình Dương./ Người Việt "uống" hết 3 lần tổng vốn FDI đầu tư vào giáo dục

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và Tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch vừa công bố những con số khiến cả xã hội giật mình.

Theo VBA, năm 2014, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng 3% so với năm 2013, đạt 3,1 tỷ lít. Còn theo Eurowatch, thì trong hai năm 2012 và 2013, mỗi năm, bình quân một người dân Việt Nam uống hết 32 lít bia. Tức là mỗi năm cả nước tiêu thụ 3 tỷ lít bia, tương đương 3 tỷ USD.

Mức tiêu thụ bia của người Việt Nam đứng đầu ASEAN và đứng thứ ba châu Á, chỉ thua Trung Quốc và Nhật Bản.

Đó là chỉ nói riêng về bia. Nếu tính cả rượu, thì con số đó chắc chắn còn nhiều hơn nữa.

Có thể nói người Việt Nam mình uống bia trong mọi lúc, ở mọi nơi. Vui uống. Buồn uống. Thậm chí không vui không buồn cũng uống. Uống trong đám giỗ, đám tang, đám mừng nhà mới, đám hỏi, đám cưới, uống trong những bữa liên hoan ở cơ quan sau những dịp tổng kết...

Uống trong Tết, ngoài Tết. Bạn bè, người thân gặp nhau: Uống. Tiễn nhau đi làm ăn xa: Uống. Uống trong nhà, uống ngoài đường. Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, mỗi thành phố có hàng ngàn quán bia, quán nhậu có rượu bia, ngày nào, quán nào cũng đông nghẹt người. Còn ở các thành phố và thị xã nhỏ khác, mỗi nơi cũng có hàng trăm quán như vậy.

Bia rượu là khởi đầu cho phần lớn các vụ án hình sự. Đâm chém nhau gây thương tích, gây chết người vì trong máu có lượng cồn. Bia rượu cũng là nguyên nhân lớn nhất gây tai nạn giao thông, mỗi năm làm cả chục ngàn người thiệt mạng, và gấp đôi số đó là con số người bị thương.

Lượng bia tiêu thụ trong nước lên đến 3,1 tỷ lít trong năm 2014, chứng tỏ người Việt Nam càng ngày càng uống bia khỏe hơn (năm 2012 và 2013 mỗi năm có 3 tỷ lít), trong lúc nền kinh tế suy thoái, có đến 67.800 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động trong năm 2014.

Người Việt Nam có “thành tích” uống bia đứng đầu khối ASEAN, nhưng lại có năng suất lao động đứng hàng cuối trong khối ASEAN và đứng bét bảng so với các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì năng suất lao động của một lao động cùng ngành nghề của Việt Nam chỉ bằng 2/5 một lao động Thái Lan, bằng 1/5 một lao động Malaysia và bằng 1/15 một lao động Singapore.

Chỉ có khoảng 20% lao động của Việt Nam là được đào tạo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, còn lại, 80% là lao động phổ thông, lao động trình độ thấp.

Mức thu nhập của một lao động Việt Nam, vì vậy, cũng thua xa mức thu nhập của một lao động ở các nước trong cùng khối ASEAN, chỉ khoảng 3,8 triệu VND/tháng (tương đương 181 USD), chỉ cao hơn Lào (119 USD) và Campuchia (121 USD), trong khi của Philippine là 206 USD, của Thái Lan là 357 USD, của Malaysia là 609 USD và của Singapore là 3.547 USD.

Không biết giữa năng suất lao động thấp, thu nhập của người lao động bèo bọt với việc chiếm ngôi “quán quân” uống bia trong khối ASEAN, có mối liên hệ nào với nhau không? Nhưng rõ ràng đó là những con số đáng xấu hổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm