| Hotline: 0983.970.780

VietRAP và lý tưởng 'Tươi - An toàn - Yên tâm'

Thứ Năm 12/01/2017 , 13:35 (GMT+7)

Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP VietRAP Đầu tư- Thương mại (VietRAP INVESTMENT) Vũ Thị Vân Phượng vui vẻ tâm sự, làm nông nghiệp sạch...

15-49-04__dsc0009
Bà Vũ Thị Vân Phượng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VietRAP INVESTMENT
 

Xuất phát điểm là đơn vị làm dịch vụ giáo dục, bản thân gần 10 năm trời chống chọi với căn bệnh ung thư nên hơn ai hết, CEO của VietRAP hiểu được tầm quan trọng của thực phẩm an toàn cho thế hệ hiện tại và tương lai nước Việt.

Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP VietRAP Đầu tư- Thương mại (VietRAP INVESTMENT) Vũ Thị Vân Phượng vui vẻ tâm sự, làm nông nghiệp sạch ở Việt Nam không thể tránh khỏi việc bị vùi dập, nhưng nếu làm thật, có quyết tâm và nhiệt huyết thì tương lai thực phẩm sạch sẽ phát triển ổn định.

2016 thực sự là năm đầy thách thức với VietRAP INVESTMENT nói chung và các doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, khi lĩnh vực xuất khẩu lẫn sản xuất trong nước đều gặp bất lợi bởi thị trường và thời tiết, thiên tai.

Tuy nhiên, điều khiến bà Phượng tiếc nuối nhất là việc bộ tiêu chuẩn VietGAP chưa kịp hoàn thiện đã bị xã hội, người tiêu dùng và ngay cả một số nhà quản lí có ý định phủ nhận. Từ đó dẫn tới việc rất nhiều doanh nghiệp đầu tư không biết bao nhiêu tiền của vào xây dựng theo tiêu chuẩn này có nguy cơ bị xem nhẹ, lãng quên.

15-49-04_12734097_822896991167047_7317295968728998281_n
Sản phẩm Raunhata của VietRAP INVESTMENT
 

Quả thực, bản thân VietGAP không có lỗi khi đây vẫn là bộ tiêu chuẩn rất tốt, rất cao và sản phẩm làm ra có độ an toàn rất cao nếu áp dụng đúng. Đặc biệt, với sản phẩm nông sản cung ứng cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu, việc áp dụng quy trình VietGAP gần như bắt buộc nếu muốn bán được hàng.

Lỗi ở đây là do các cơ quan quản lí khi xây dựng quy trình VietGAP lại hướng đến số đông nông dân và HTX, đầu ra sản phẩm là chợ truyền thống nên VietGAP không phù hợp với tư liệu sản xuất, thị trường phân phối tiêu dùng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Theo bà Phượng, do lựa chọn quy trình VietGAP nên hiện VietRAP INVESTMENT đang bị kẹp giữa rau thông thường và rau hữu cơ. Song đơn vị vẫn quyết tâm xây dựng, phát triển, xây dựng các sản phẩm VietGAP chuẩn theo cả tiêu chí lẫn cái tâm của người làm giáo dục bước chân sang nông nghiệp.

15-49-04_vietrp-40
Ảnh: Nguyên Huân
 

Theo chia sẻ của bà Phượng, sở dĩ khẩu hiệu của thương hiệu Raunhata của VietRAP INVESTMENT là "Tươi - An toàn - Yên tâm" do đối tác người Nhật Bản tặng. Bởi theo quan niệm người Nhật chỉ cần 5 tiêu chí an toàn gói gọn trong 3 câu trên là sản phẩm gần như đảm bảo tuyệt đối.

Theo đó, hiện VietRAP INVESTMENT đã xây dựng được 3 vùng nguyên liệu lớn gồm: 10ha tại Văn Yên (Yên Bái); 6ha tại Yên Khánh (Ninh Bình); 20ha tại Kinh Môn (Hải Dương). Ngoài ra, VietRAP còn liên kết với rất nhiều nông dân và HTX để chuyển giao giống, quy trình, bao tiêu đầu ra sản phẩm với thương hiệu Raunhata (Rau nhà ta).

Theo tìm hiểu, thực tế hiện nay mảng nông nghiệp và dược liệu của VietRAP đang trong quá trình hoàn thiện vùng sản xuất để đi vào hoạt động nên gần như chưa có lợi nhuận, mọi chi phí vận hành, sản xuất đều lấy từ mảng dịch vụ giáo dục của công ty điều tiết sang.

Đây chính là điểm tựa, cái phao vô cùng quan trọng để VietRAP INVESTMENT tiếp tục theo đuổi con đường làm nông nghiệp sạch.

Mặc dù trên thị trường đang nhập nhằng giữa rau thường, rau an toàn, rau VietGAP và rau hữu cơ, song bà Phượng khẳng định chưa bao giờ coi thường hay đánh giá thấp người nông dân cũng như đi chứng minh là người nông dân đang làm sai.

Quan điểm của bà là mỗi dòng sản phẩm có đối tượng khách hàng khác nhau nên đều có vai trò, ý nghĩa nhất định với cuộc sống xã hội. Mỗi doanh nghiệp, HTX và người dân hãy làm thật và tốt nhất tiêu chuẩn, lý tưởng mà mình đã cam kết đã là niềm hạnh phúc, sự thành công lớn.

Ngoài lĩnh vực dịch vụ giáo dục đã phát triển ổn định, hiện VietRAP INVESTMENT đang bắt đầu phát triển mạnh các sản phẩm dược liệu dân tộc như muối thảo dược ngâm chân; bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe các bà mẹ sau sinh.

Năm 2017, doanh nghiệp đã đàm phán, ký kết được một số hợp đồng xuất khẩu hành lá sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc với mục tiêu trở thành đơn vị trồng hành xuất khẩu hàng đầu việt Nam.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm