| Hotline: 0983.970.780

Vinamit độc quyền sinh "độc giá" (?!)

Thứ Hai 27/09/2010 , 10:35 (GMT+7)

Gần đây, các thương lái bức xúc cho biết, kể từ khi đã nắm giữ được vai trò chi phối thì Vinamit sinh độc quyền, muốn cho giá mua (mít) bao nhiêu cũng được (?!).

Nhiều năm trước, Cty CP Vinamit (Tân Định, Bến Cát, Bình Dương) đã mang lại lợi ích cho người trồng mít nhờ vào sản phẩm xuất khẩu mít sấy khô. Tuy nhiên, gần đây, các thương lái bức xúc cho biết, kể từ khi đã nắm giữ được vai trò chi phối thì Vinamit sinh độc quyền, muốn cho giá mua (mít) bao nhiêu cũng được (?!).

 Theo ông Ngô Vận Hạnh, Chi hội trưởng HND KP6, phường Định Hòa, TX TDM, tỉnh Bình Dương, là nơi đang có 9 vựa mít lớn, nhỏ (nói khác hơn là các thương lái mít) nằm cách nhà máy Vinamit chừng 4-5 km, thời gian gần đây có khá nhiều người dân phản ảnh về công ty này trong việc định giá thu mua mít, kiểu muốn cho giá bao nhiêu cũng được, đầu mùa cho lên (vào các tháng 4,5,6)  giá đến 10-12.000 đ/kg để tranh thủ hút nguồn nguyên liệu; đến khi vô mùa thì  giữ mức 7.000 đ/kg; đặc biệt khi vào cuối vụ (tháng 7) mít khan hiếm, thay vì nâng giá thì Vinamit lại hạ xuống còn 4-5.000 đ/kg. Mặc dù, thương lái chính là vệ tinh không thể thiếu của các nhà máy chế biến, lẽ ra phải được “nâng như trứng, hứng như hoa” nhưng do Vinamit ở thế “cửa trên” nên thương lái ở đây được phân ra làm 2 loại: loại trung thành và không trung thành. Loại trung thành, (còn gọi là “được quyền ưu tiên”-PV) được Vinamit mua với mức giá bao giờ cũng cao hơn các nhà vườn hoặc thương lái khác đem đến từ 1-2 giá ( tức 1.000-2.000 đ/kg). Hiện mỗi địa phương, Vinamit đã và đang xây dựng từ 3-5 thương lái trung thành như vậy nhằm thu hút tối đa vùng nguyên liệu về phần mình.

Tuy nhiên, theo bà Đ., ( tổ 50, phường Định Hòa) một thương lái trung thành của Vinamit, sản phẩm mít sấy khô trước đây của Cty này SX độc quyền, nhưng rất may hiện nay đã có một vài DN, cơ sở như Cty Quỳnh Anh (Định Quán, Đồng Nai), Cty XNK Nhà Bè (quận 7), Đồi Vàng (Củ Chi), Ánh Trăng (Hóc Môn, TPHCM), Gia Đạt ( Lái Thiêu, Bình Dương).. cũng SX được, nên họ rất cần mít nguyên liệu. Vì thế, khi Vinamit nâng lên hay đặt (giá) xuống thì các DN, cơ sở nói trên luôn chấp nhận mua cao hơn Vinamit một giá. Chẳng hạn, nếu hôm nay Vinamit cho giá mua 7.000 đ/kg thì các DN, cơ sở này bắt buộc đẩy lên một giá, tức 8.000 đ/kg, theo kiểu nước nổi thuyền nổi và ngược lại. “Có lúc thấy giá nhà máy thấp, tui bán cho một DN khác vì họ mua giá cao hơn, lập tức thông tin được báo lên nhà máy, 1 lần bỏ qua, nhưng nếu còn tiếp tục thì họ xem xét cắt hai chữ trung thành ngay!”. Bởi nếu thương lái mất hai chữ trung thành, cũng có nghĩa họ mất luôn cái đặc lợi khi bán mít cho Vinamit.

“ Vinamit là DN đang dẫn đầu về thị trường mít thì họ có quyền áp đặt giá ( cả đầu vào và đầu ra), các DN khác phải chạy theo cũng là điều dễ hiểu. Dù cho một số DN khác mua mít cao hơn Vinamit một giá, nhưng đối tượng này vẫn còn ít, tức người trồng mít số đông vẫn còn chịu thiệt. Theo tôi, nhà nước nên có chính sách kiểm tra giá của Vinamit đưa ra từng thời điểm có hợp lý và chính xác không?. Bởi trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi của người nông dân” -  ThS.Trần Đình Lý, Nghiên cứu sinh “Thương hiệu nông sản”- Trường Đại học Nông Lâm TPHCM
Anh Lê S., một thương lái mít đường dài, chuyên thu gom mít vùng Đăk Lăk, Gia Lai.. đưa xuống bán cho Nhà máy Vinamit mấy năm qua, do chưa được công nhận là thương lái được quyền ưu tiên, nên có nhiều chuyến hàng đưa mít về bán cho Vinamit, anh S., lỗ sặc gạch!. Anh nói bức xúc: “Chúng tôi mua mít trái của nông dân, sau đó vận chuyển xe tải về Bình Dương gia công lột từng múi mít đưa vào mỗi khay (rỗ) là 8 kg để cho ráo (nước), trong vòng 2 tiếng là phải chở vào nhà máy cho kịp, nếu không sẽ hư, một xe đông lạnh chở 300 khay tức 2,4 tấn. Lúc đem bán cho Vinamit, gặp đợt ít hàng thì họ vui vẻ lấy hết, nhưng gặp lúc dội hàng thì họ dạt (loại) bỏ không thương tiếc, có khi mất tới 10%, có thời điểm vào mùa, mít của tôi đem bán bị dạt tổng cộng 7-8 tấn mít, tỷ lệ lên đến 10%, lúc đó chỉ biết bán cho bò ăn, như thế hỏi làm sao không lỗ?”. Thế nên, bắt đầu từ năm nay, anh S., không thèm bán với Vinamit nữa mà chuyển hẳn sang bán mít cho 2 cơ sở Ánh Trăng, Đồi Vàng ở TPHCM. Ở đây, không những họ mua giá cao mà còn hỗ trợ cước vận chuyển 300.000 đồng/chuyến, đồng thời cũng không kiểm tra quá kỹ như Vinamit.

Bà Th., cũng là một thương lái “trung thành” của Vinamit ở ấp 1, xã Tân Định thừa nhận: “Bán cho Vinamit, tôi ăn 1 giá ( 1.000 đ/kg mít), có lúc 2 giá khi chính vụ, nhưng khi mua của nông dân thì không lựa được, còn đưa vào nhà máy có lúc hàng về nhiều thì họ chọn lựa rất kỹ, chín nhiều không lấy, múi dập cũng không lấy, không chín càng không lấy. Một ngày tôi giao bình quân 5 tấn mít múi và thường xuyên bị loại trên 100 kg, tỷ lệ này đương nhiên là có thấp hơn nhiều so với mấy thương lái (không trung thành-PV) khác, nhưng tính ra tỷ lệ hao hụt cũng mất 500 đ/kg!”.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.