| Hotline: 0983.970.780

Vinashin Dung Quất: Tắt ngấm một kỳ vọng

Thứ Tư 14/07/2010 , 11:04 (GMT+7)

Cái tên Vinashin Dung Quất đã mở ra cho Quảng Ngãi một kỳ vọng, nhưng nó như đóa hoa chưa nở đã tàn, nhanh chóng làm tắt ngấm tất cả.

Nhà máy Vinashin Dung Quất
Năm 2002, Dự án NM Đóng tàu Dung Quất chính thức có mặt tại KKT lớn nhất miền Trung này với "màn chào hỏi" rất hoành tráng: là dự án có quy mô “bự” nhất Việt Nam vào thời ấy về ngành công nghiệp đóng tàu. Cái tên Vinashin Dung Quất đã mở ra cho Quảng Ngãi một kỳ vọng, nhưng nó như đóa hoa chưa nở đã tàn, nhanh chóng làm tắt ngấm tất cả.

>> Chủ tịch Vinashin bị đình chỉ chức vụ
>> Tổng giám đốc Vinashin: Sau ba năm sẽ hồi phục!
>> ''Dư chấn'' Vinashin
>> Thêm đuôi, rồi cắt đuôi Vinashin vẫn bi đát
>> KCN tàu thủy Soài Rạp đổ... rạp
>> Nợ gạo, nợ thịt, quỵt cả tiền công

Ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa, Phó phòng KH- ĐT (BQL Khu kinh tế Dung Quất) cho biết: “Vào thời điểm đó, Dung Quất “kẹt cứng” trong việc thu hút đầu tư. Khi Vinashin đặt vấn đề  xây dựng NM đóng tàu thì khỏi phải nói như "nắng hạn gặp mưa rào", lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận “cái rụp”. Khu kinh tế Dung Quất đất đai không thiếu, lại có cảng nước sâu, có hạ tầng đáp ứng đầy đủ quy mô dự án...Thế là Vinashin nhanh chóng được BQL KKT Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất vào năm 2002”.

Chẳng bao lâu sau, 118 ha đất của người dân xã Bình Đông, huyện Bình Sơn biến mất, nhường chỗ cho NM đóng tàu Dung Quất mà người ta nói nó sẽ nhanh chóng nhô lên nay mai. NM có tổng vốn hơn 6.000 tỷ đồng, đầu tư làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là 3.700 tỷ, giai đoạn 2 là 2.500 tỷ đồng với quy mô công suất giai đoạn 1: đóng và sửa chữa tàu 150.000 DWT; giai đoạn 2: đóng và sửa chữa tàu 400.000 DWT. Theo tiến độ nhà đầu tư đăng ký, năm 2010 sẽ hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn 1 và đến năm 2015 sẽ hoàn tất cả NM khổng lồ này. Những con số kể trên đủ minh chứng cho sự “hoành tráng” của Vinashin Dung Quất và dư sức thuyết phục những người khó tính nhất.

Không như những dự án khác là xây dựng xong cơ sở hạ tầng mới đi vào SX, NM Đóng tàu Dung Quất vừa xây dựng hạ tầng vừa triển khai SX luôn. Tác phong của một tập đoàn tầm cỡ quốc tế có khác. Từ khi hoạt động NM triển khai đóng nhiều con tàu lớn trong đó có 2 tàu trọng tải đến 104.000 và 105.000 tấn. “Chính nét “dị biệt” này đã khiến NM lâm cảnh “đổ bể”. Nguyên nhân vì thiếu năng lực tài chính, thiếu kỹ năng quản lý và tay nghề lao động không đáp ứng được quy mô SX”, ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa cho biết thêm.

Rất nhiệt tình, ông Nghĩa vừa bấm điện thoại vừa nói với tôi: “Để tôi gọi điện cho anh Đinh Tiến Dũng, Phó TGĐ Cty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, trực thuộc Tập đoàn Tàu thủy VN được Vinashin giao chủ sở hữu vốn dự án. Tôi sẽ giới thiệu anh sang bên ấy tìm hiểu thêm nguyên nhân “đổ bể” chuyện đóng những con tàu “đầu tay” của NM”. Câu chuyện giữa ông Nghĩa và ông Dũng qua điện thoại tôi không được nghe, nhưng nhìn cách ông Nghĩa vừa nói chuyện vừa nhìn tôi, vừa lắc đầu, tôi dự cảm có “chuyện chẳng lành”. Y như rằng, ông Nghĩa nói buồn: “Tôi không giúp được anh rồi, chuyện Vinashin đang “nóng hổi” nên lãnh đạo tập đoàn đã ra lệnh cho anh Dũng không được tiếp xúc với báo chí”.

Mà ông Dũng “né” cũng phải, bởi chuyện về những con tàu đóng “mở tay” của Vinashin Dung Quất nghe bi đát lắm. Chiếc tàu chở dầu thô đầu tiên mang tên “Dung Quất 1” có trọng tải 104.000 tấn được khởi công từ tháng 10/2006 với tổng vốn 800 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành tháng 3/2008 nhưng đến nay vẫn còn đang...đóng. Theo “kế hoạch muộn”, đến cuối tháng 7/2010 tàu sẽ được hạ thủy. Nhưng hiện nay 3 bộ phận chủ chốt là máy chính, nồi hơi và tụ điện chính vẫn chưa được lắp ráp. Mọi nguyên nhân đều tại cái nỗi...thiếu tiền. Máy chính thì còn nằm ở nước ngoài để sửa chữa sau sự cố nước biển tràn vào, nồi hơi đã chở từ nước ngoài về đến cảng Hải Phòng nhưng chưa thể đưa về được bởi còn nợ thuế hải quan, tụ điện đã làm xong nhưng còn nằm bên Hàn Quốc vì tiền có trao người ta mới cho “múc cháo”.

Lang thang dọc chợ Bình Đông, huyện Bình Sơn, địa bàn NM đóng tàu Dung Quất đang hoạt động, tôi được nghe anh chủ quán cà phê Nhật Vy tiết lộ: “Mấy tháng nay “nhờ” thiếu việc, chậm lương nên công nhân nghỉ nhiều, suốt ngày đến đây ngồi uống cà phê chờ lương nên bỗng dưng tôi làm ăn đắt đỏ ra phết”.
NM thì đang “bí rị” về tài chính nên vô phương khắc phục. Còn số phận của chiếc tàu chở dầu thô 105.000 tấn (theo hợp đồng đóng 3 tàu dầu thô trọng tải 105.000 tấn, mỗi chiếc trị giá từ 60 đến 65 triệu USD) cho TCty CP Vận tải dầu khí (PVTrans) cũng đáng thương không kém. Ngày 14/2/2007, PV Trans ký hợp đồng thiết kế và đóng mới 3 tàu nói trên với TCty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Trong hợp đồng, chiếc tàu thứ nhất sẽ được bàn giao vào tháng 2/2009, tàu thứ hai vào tháng 8/2009 và tàu thứ ba vào tháng 3/2010. Thế nhưng mãi tới nay, chiếc tàu thứ nhất vẫn chưa được bàn giao, chậm 17 tháng đã ảnh hưởng không nhỏ đến làm ăn của PV Trans. Chưa hết, còn nhiều chiếc tàu khác của NM đóng tàu Dung Quất bị trễ hẹn với bên đặt hàng như: tàu chở hàng 54.000 tấn, sà lan 18.000 tấn, tàu kéo công suất 2.400CV...

Tàu chưa hạ thủy, đồng nghĩa với công nhân chưa có lương. “Vì khó khăn về tài chính nên hiện nay NM đang SX cầm chừng”- ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa, Phó phòng KH- ĐT (BQL KKT Dung Quất) nói. Nhiều tháng nay, công nhân của nhiều phân xưởng ở NM Đóng tàu Dung Quất không được nhận lương. “Có thực mới vực được đạo”, không có lương, nhiều công nhân đành đi kiếm việc làm khác.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Ký kết giao ước thi đua ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phong trào thi đua vùng ĐBSCL năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất