| Hotline: 0983.970.780

Vợ chồng có nên sòng phẳng chuyện chi tiêu?

Thứ Bảy 30/09/2017 , 08:36 (GMT+7)

Có một lần, do thiếu cảnh giác, công việc kinh doanh của anh Lê Khôi thất bại. Gọi điện cho vợ để cùng bàn bạc tìm cách tháo gỡ, anh ngỡ ngàng khi nhận được thái độ thản nhiên như người ngoài của người đầu ấp, tay gối với mình.

Đưa chồng mượn tiền, chị Minh Hằng, vợ anh cứ dặn đi dặn lại: “Sau này, anh phải trả lại cho em khoản tiền đã mượn nhé. Tiền lời em không cần tính”.
 

Khi chi tiêu riêng tư trở thành vấn đề lớn giữa hai vợ chồng

Sau một thời gian tận hưởng cuộc sống hôn nhân theo quy tắc “tiền ai nấy xài”, anh Khôi nhận ra, dường như cuộc sống của mình đang có vấn đề. Nhất là, khi vợ anh cứ vô tư chạy theo những cuộc vui chơi bất tận với nhóm bạn thân hồi còn ở đại học và mấy cô đồng nghiệp ở công ty.

22-13-10_trng_12
Ảnh minh họa

Anh Khôi cảm thấy cô đơn, trống vắng ngay chính trong mái ấm của mình. Rồi anh nhận thấy mình chẳng khác với lúc còn độc thân, nhớ lại số lần ít ỏi mà hai vợ chồng ăn chung, cùng ngồi đọc báo hay xem tivi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thật lòng, anh thèm biết bao cảnh đầm ấm của gia đình khi vợ nấu ăn, chồng chơi đùa cùng con nhỏ. Đỉnh điểm vấn đề giữa hai vợ chồng là sau lần hỏi mượn tiền vợ, anh Khôi cảm thấy khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa, càng thấy chán cuộc hôn nhân mà anh từng rất tự hào.

Yêu nhau, các cặp vợ chồng đều mong được cùng đóng góp tiền bạc riêng tư để xây dựng một mái ấm chung. Vậy nhưng, sau đám cưới, không ít cặp lại rơi vào cảnh “tiền ai nấy xài”, và điều này vô tình làm nảy sinh không ít tình huống éo le.
 

Vẫn còn nhiều chọn lựa khác

Lấy nhau đã gần bốn năm mà số lần vợ chồng anh Nguyễn Hưng và chị Hồng Thu cùng ngồi ăn cơm chung chỉ vọn vẹn có vài lần. Chỗ làm việc cách xa nhau, anh Hưng lại đi làm thêm buổi tối. Để vợ không phải chờ cơm chồng, họ đã quyết định mỗi người tự lo liệu. Tiền lương nhân viên văn phòng của chị Thu vừa đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày.

Còn thu nhập của anh Hưng, ngoài chi phí ăn uống, tiền đổ xăng xe máy, cước điện thoại, anh còn chịu trách nhiệm tiết kiệm để mua đất, xây nhà. Anh Hưng hồ hởi khoe rằng, anh rất hài lòng với việc chi tiêu riêng của gia đình mình. Chị Thu cũng hào hứng chia sẻ, chị thấy ổn khi hai vợ chồng tiền ai nấy xài. Bản thân được chủ động chuyện thu chi, không phải quán xuyến nên tâm lý chị rất thoải mái. Chuyện vợ chồng vì thế mà không bị ảnh hưởng.

Còn gia đình của vợ chồng anh Văn Quý, chị Kim Mai, do phải lo cho cha mẹ, anh em nhưng ngại chia sẻ với nhau cũng chọn giải pháp chi tiêu kiểu “tiền ai nấy xài”. Lấy chồng đã lâu nhưng chị Mai vẫn phải lo cho em ăn học. Lúc đầu, anh Quý không phản ứng nhưng sau đó, thấy vợ quá chăm chút gia đình bên cô ấy, anh cảm thấy bực bội.

Sau nhiều lần bất hòa vì sự không rõ ràng, phân minh trong chuyện chi tiêu của chị Mai, họ quyết định tiền ai nấy xài, tiền ăn học của con cái thì vợ chồng chia đôi. Kết quả khá ổn khi giờ đây, mỗi khi các em cần tiền ăn học, chị Mai cũng bớt áy náy. Chị không còn phải thậm thụt, che giấu hay tìm lý do để giải thích với chồng. Gia đình họ cũng tránh được những bữa cơm mà ai cũng mặt nặng mày nhẹ như bấy lâu nay.
 

Vợ chồng đừng nên đặt nặng chuyện tiền bạc

Với tư cách là người từng trải qua nhiều sóng gió về chuyện tiền bạc trong gia đình, chị Minh Anh, một giáo viên cấp ba tại TP.HCM, cho biết: “Không ai phủ nhận được sự chi phối của tiền bạc trong đời sống tình cảm gia đình, vì thế thiết nghĩ, quy ước “tiền ai nấy xài” đôi khi chỉ phù hợp với từng gia đình, trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Các thành viên trong gia đình phải dựa trên tình yêu thương, sự tôn trọng lẫn nhau khi thỏa thuận cách chi tiêu linh hoạt gắn với điều kiện của gia đình.

Việc tiền chồng, chồng xài, tiền vợ, vợ tiêu, luôn yêu cầu vợ chồng phải tuyệt đối tin tưởng nhau. Dù không nói ra cụ thể từng món chi tiêu nhưng mỗi người cũng cần tinh tế chứng tỏ với bạn đời rằng, tất cả là trách nhiệm vì gia đình”.

Trong cuộc sống hiện đại, không ít cặp vợ chồng chọn cách độc lập, tự chủ trong chi tiêu để thoải mái, đỡ ràng buộc nhau. Tuy vậy, khi áp dụng cách tiền ai nấy xài, rất cần thái độ bình tĩnh, luôn làm chủ được tình hình của người trong cuộc. Đừng để việc chi tiêu riêng tư trở thành một nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ hạnh phúc trong hôn nhân.

(Kiến thức gia đình số 38)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm