| Hotline: 0983.970.780

Vợ hay cằn nhằn, chồng dễ chết sớm

Thứ Bảy 10/05/2014 , 21:31 (GMT+7)

Sống cùng người bạn đời hay than vãn, cằn nhằn, cuộc sống của bạn sẽ bị rút ngắn đáng kể.

Trong một nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ học và y tế cộng đồng, các nhà khoa học Đan Mạch cảnh báo nếu bạn hay bị vợ (chồng), người thân, thậm chí cả người hàng xóm rầy la, cằn nhằn thì nên cẩn thận. Sự đòi hỏi quá mức từ những người sống xung quanh có thể khiến chúng ta tăng gấp đôi nguy cơ tử vong ở tuổi trung niên.

Tiến sĩ Rikke Lund và các đồng nghiệp tại ĐH Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) đã theo dõi 9.875 người (cả nam và nữ) tuổi từ 36 đến 52 trong suốt 11 năm. Tất cả người tham gia đều phải điền vào một bảng câu hỏi chi tiết về mức độ thường xuyên phải đối mặt với những đòi hỏi từ người bạn đời, người thân, bạn bè và hàng xóm..., hoặc xung đột với những người này. 

Những câu hỏi bao gồm: "Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đã bao giờ xung đột với bất kỳ những người sau đây...” và "Những người sau đây có yêu cầu, đòi hỏi quá nhiều ở bạn?". Trong 11 năm đó, đã có 196 người thiệt mạng, nguyên nhân do mắc các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh gan vì lạm dụng rượu, và tự tử.

Các nhà nghiên cứu sau đó sử dụng một công thức toán học để tính toán khả năng con người có thể chết, tùy thuộc vào mức độ tranh cãi hoặc bị bạn đời (người yêu), người thân và bạn bè cằn nhằn chê bai. Nguy cơ tử vong của nam giới cao gấp đôi nữ giới, trong số người chết vì sống cùng với người hay cằn nhằn, nữ giới chỉ chiếm 34%. Các nhà khoa học ước lượng rằng mỗi năm, cứ 100.000 người thì có 315 người chết do stress vì lo lắng và những đòi hỏi thái quá của người bạn đời.

Tiến sĩ Lund nhận xét: "Nam giới đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ bởi họ thường không chia sẻ các vấn đề của mình với bạn bè thân thiết và gia đình. Đàn ông thường chỉ tâm sự với vợ hay bạn gái, trong khi đó rất có thể là những người đã khiến họ đau buồn. Còn phụ nữ dễ chia sẻ những stress, buồn bực của họ với người thân hay bạn bè hơn".

Stress do cãi nhau hoặc lo lắng có thể dẫn một người đến mắc bệnh tim và cũng làm giảm hệ thống miễn dịch dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Dùchưa có bằng chứng cho thấy căng thẳng gây ra bệnh ung thư, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy căng thẳng có thể đẩy một người đến tự tử, hoặc tử vong vì nguyên nhân liên quan đến rượu.

 

(VnExpress/Telegraph)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm