| Hotline: 0983.970.780

Vô Ngại quyết tâm về đích

Thứ Hai 30/03/2015 , 08:54 (GMT+7)

Kế hoạch năm 2015 của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), 3 xã gồm Vô Ngại, Hoành Mô và Lục Hồn sẽ đạt chuẩn xã NTM. 

Và hiện nay, Vô Ngại đang vượt qua những khó khăn để hoàn thành kế hoạch.

Nằm ở phía tây huyện Bình Liêu, xã Vô Ngại là địa bàn sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số (98%). Từ khi Chương trình NTM được triển khai, bộ mặt của xã miền núi, biên giới này có sự thay đổi rõ rệt.

Các tuyến đường liên thôn, xã được mở rộng, bê tông hoá, tạo điều kiện cho nhân dân giao lưu, vận chuyển hàng hoá, phát triển kinh tế. Trường học được kiên cố hoá, khang trang, sạch đẹp, đồng bào nhờ thế mà yên tâm đưa con đến trường, tình trạng bỏ học đã giảm đáng kể…

Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, xã Vô Ngại còn vô số những khó khăn cần giải quyết. Sau hơn 3 năm xây dựng NTM, xã mới hoàn thành 9/19 tiêu chí và 24/39 chỉ tiêu. Phát triển SX đang là trở ngại lớn nhất trong hành trình về đích của Vô Ngại, phần lớn các hộ dân vẫn chủ yếu làm kinh tế theo hình thức tự cung, tự cấp.

Ông Hoàng Ngọc Ngò, Bí thư Đảng uỷ xã Vô Ngại, cho biết: Trên địa bàn xã chỉ mới manh nha hình thành các tổ hợp tác. Một số mô hình SX hiện có như nuôi ong lai, trồng rau ngót rừng và cây thanh long ruột đỏ được triển khai nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn khiến thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều (mới chỉ đạt 12 triệu đồng/người/năm).

Xác định nhiệm vụ nặng nề khi phải hoàn thành thêm 6-7 tiêu chí và 9 chỉ tiêu để cơ bản đủ tiêu chuẩn được công nhận xã NTM, Đảng uỷ xã đã quán triệt toàn bộ hệ thống chính trị phải quyết liệt vào cuộc ngay từ đầu năm. Để tháo gỡ khó khăn về phát triển SX tại địa phương, Đảng uỷ xã đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể.

Thứ nhất là tiến hành tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ nông dân liên kết để hình thành các tổ, nhóm, HTX, chuyển giao, áp dụng các tiến bộ KHKT, hướng tới nền SX hàng hoá theo hướng tập trung. Đảng uỷ xã xác định đây là vấn đề trọng tâm, phải được thực hiện thường xuyên nhằm tạo bước đột phá trong năm 2015 của Vô Ngại.

Thứ hai là khuyến khích và phát triển các mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi có quy mô phù hợp. Trên địa bàn xã hiện nay đã có một số mô hình gia trại, trang trại hoạt động có hiệu quả như: Mô hình nuôi dê ở thôn Pắc Chi và thôn Ngàn Chi; mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô hơn 1.000 con kết hợp với trồng cây ba kích tím trên diện tích 10ha của Cty TNHH Tùng Thắng tại thôn Nà Mo. Tới đây, mô hình trang trại nuôi bò quy mô 200 con tại thôn Khe Ngày sẽ sớm được triển khai.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm