| Hotline: 0983.970.780

Với mẹ, cũng cần tinh tế

Thứ Hai 14/11/2011 , 11:14 (GMT+7)

Mẹ chồng đặt mạnh số tiền Liên đưa xuống  bàn, vẻ mặt đăm đăm: “Tiền này để làm gì?”. Liên hơi ngạc nhiên trước thái độ của bà, nhưng vẫn bình tĩnh: “Tiền này con biếu mẹ, đợt tới ở quê có hai đám giỗ, để mẹ sắm sửa, mua hoa quả”.

Dù bà vẫn cầm tiền, nhưng với vẻ miễn cưỡng, không vui. Liên lại một đêm mất ngủ. Xâu chuỗi những chuyện không đầu không cuối, cô lờ mờ hiểu căn nguyên.

Từ hồi cưới nhau, vợ chồng Liên đã thống nhất chuyện “đối nội, đối ngoại”. Chồng để cô làm chuyện đó, vì lương của anh đã đưa vợ cầm hết (anh chỉ giữ lại một chút tiền tiêu vặt, xăng xe) với điều kiện phải công bằng, không bên trọng, bên khinh. Liên cho rằng, mình đã làm việc đó khá tốt. Bố mẹ chồng không có lương, nên mỗi tháng họ thống nhất gửi ông bà 2 triệu. Còn bố mẹ vợ vẫn đang trẻ khỏe, nên chỉ khi nào về quê mới mua quà cáp; tết nhất biếu ít tiền.

Chưa bao giờ Liên so đo chuyện bên nhiều, bên ít, vì cô thấy mọi người đều thoải mái với cách mình làm. Tuy nhiên, chuyện biếu tiền ông bà nội không phải lúc nào cũng vui vẻ. Dù rất thiện chí, luôn nhường nhịn và đón ý mẹ chồng, song có lẽ do tâm lý người già, hay vì sức khỏe nên đôi khi bà giận Liên vô cớ, đá thúng đụng nia.

Hôm trước, cô gọi điện nhờ chồng trả tiền cho người giúp việc về quê. Do không có đủ tiền Việt (vì anh hay giữ USD), nên anh phải vay của bà trước. Vậy mà bà cũng giận cô. Bà cho rằng, dù anh làm ra nhiều tiền, nhưng bị vợ quản lý hết, đến nỗi hơn một triệu tiền mặt mà cũng không có. Vì thế, thi thoảng bà nói mát rằng, con trai lấy vợ coi như mất. Ngay cả tiền trong ví còn không có thì sao lo nổi cho cha mẹ; rằng con gái thời nay giỏi thật, chứ ngày xưa đàn ông nắm kinh tế, đàn bà muốn làm gì cũng phải hỏi ý chồng…

 Liên không cãi lại mẹ chồng mà chỉ cười, dẫu trong lòng không vui. Song dường như điều đó không làm bà hả giận. Tối cô thu xếp quần áo gọn gàng gửi cho con cô em ở quê. Nếu bình thường, bà sẽ vui vẻ cầm về. Nhưng lần này bà lục tung ra, vứt bừa bãi trong phòng, rồi lại ca cẩm: “Nhiều thế này sao tao mang về được”. Đang dạy con học bài, Liên chạy vội xuống, thu dọn đống quần áo, cố kiềm chế, nhỏ nhẹ: “Vậy thôi, để hôm nào con mang về cho cháu cũng được”.

Liên thấy mọi cố gắng, sự chân thành và nhún nhường của cô không làm bà thực sự hài lòng. Đã làm mẹ, cô hiểu tình cảm giữa anh và bà bị san sẻ khi nhà có con dâu. Rõ ràng, bà đang lo sợ khi ảnh hưởng của cô với con trai ngày một ít đi. Vì thế, trước mặt bà, cô đã cố gắng không thể hiện tình cảm với chồng.

Suy nghĩ mãi, Liên mới viết email cho chồng: “Em nghĩ rằng, anh nên tinh tế hơn một chút. Mẹ yêu anh và muốn anh thể hiện tình cảm với bà. Những hôm anh về muộn, bà cũng thấp thỏm mãi không ngủ. Đến khi nghe tiếng chân anh thì bà mới giả vờ nhắm mắt. Thông thường, lúc đó anh ngại vào phòng bà, vì sợ làm bà thức giấc. Nhưng em biết bà không vui. Cả ngày anh đi làm, tối lại về muộn, có nhiều hôm mẹ con không nói với nhau câu nào. Thứ bà cần bây giờ là tình cảm. Khi lên trông con cho nhà mình, bà chỉ có anh là người tin cậy nhất. Với cháu, bà đã quấn quýt cả ngày. Còn em, dù sao cũng không bằng con đẻ. Bà vẫn luôn giữ khoảng cách với em…

Vì vậy, anh nhớ nhé, quan tâm tới bà một chút. Chiều bà một chút. Đơn giản thôi, thủ thỉ với bà vài ba câu mỗi ngày, hay đôi khi xoa bóp, đấm lưng cho bà; thường xuyên hỏi thăm sức khỏe. Khi bà nhờ anh mua hộ gì đó, đừng vội từ chối hay “đá bóng” sang em: “Mẹ cứ bảo nhà con mua hộ. Cô ấy tiện đường, với lại mua bán quen hơn con”. Bà muốn con trai quan tâm tới mình thì nhờ vậy thôi, chứ những thứ bà nhờ anh ở đầu ngõ bán nhiều.

 Còn nữa, tại sao thi thoảng anh không biếu bà ít tiền tiêu vặt? Đành rằng mỗi tháng em đã biếu ông bà khoản tiền cố định, có lúc em cũng biếu thêm nếu nhà có việc (giỗ chạp, thăm hỏi người ốm đau trong họ), nhưng cầm tiền con dâu đưa, chắc bà không thoải mái.

Có lần, bà nấu ăn, anh buột miệng: “Cũng món này sao ở nhà hàng ngon thế nhỉ? Hôm nay ai làm đầu bếp mà dở quá”. Hôm ấy bà giận lắm anh biết không? Em nháy mắt với anh mấy lần nhưng có vẻ anh không hiểu ý nên nói đi nói lại. Bà tự ái, nên những lần sau nhất định không nấu ăn, dù em về muộn và đã gọi điện nhờ trước. Thậm chí bà đã nói thẳng với em: “Anh chị ăn kiểu Tây, kiểu Tàu gì, tôi nấu không được. Chị chịu khó về phục vụ anh ấy”… Làm em thêm vất vả.

Thực ra, Liên luôn muốn mẹ chồng vui vẻ và mạnh khỏe, như vậy nhà cô sẽ đầm ấm và hạnh phúc hơn. Một chút yêu thương, một chút thông cảm, sẻ chia, một chút tinh tế sẽ đủ để xây nên một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm