| Hotline: 0983.970.780

Vớt vát vụ Đông xuân

Thứ Sáu 13/01/2012 , 10:21 (GMT+7)

Hà Tĩnh năm nay rét sớm, rét kéo dài kết hợp mưa dầm dề, nên từ khâu lên lịch thời vụ cho đến lựa chọn giống, thời gian bắc mạ, gieo cấy đều phải cân đo đong đếm.

Lúa gieo thẳng chết rét
Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, các tỉnh khác trong khu vực như Nghệ An, Thanh Hóa chỉ SX 2 vụ/năm là dư ăn; cơ cấu giống lúa cũng đơn giản, chủ yếu gieo cấy trà xuân muộn bằng giống lúa lai năng suất cao.

Ngược lại, Hà Tĩnh năm nay rét sớm, rét kéo dài kết hợp mưa dầm dề, nên từ khâu lên lịch thời vụ cho đến lựa chọn giống, thời gian bắc mạ, gieo cấy đều phải cân đo đong đếm. Ông Nguyễn Văn Việt, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết: Để tránh được các đợt rét đậm, rét hại hàng năm xảy ra, Hà Tĩnh chọn 3 thời điểm để gieo cấy vụ ĐX (trà xuân sớm, xuân trung và xuân muộn). Đối với trà xuân sớm thực hiện bắc mạ và gieo từ ngày 30/11-5/12; trà xuân trung thực hiện từ 15-25/12 và trà xuân muộn từ 15-20/1.

Mảnh đất Hà Tĩnh quanh năm khắc nghiệt, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn... hầu như năm nào cũng phải gồng mình chống chọi thiên tai.  Vì thế SXNN ở tỉnh nghèo chẳng khác gì "đánh bạc với trời". Cuối năm ai đi trên QL1 qua Hà Tĩnh thấy hai bên những cánh đồng lúa chết xơ xác, nông dân đứng khóc ròng bên ruộng, quần áo ướt sũng mà thương.

Riêng vụ ĐX 2011-2012, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn 40 ngày, trong đó có hơn 15 ngày nhiệt độ xuống dưới 11-12 độ C, kèm theo mưa dầm, gió bấc triền miên, thiếu ánh sáng dẫn đến trên 10.000 ha mạ và lúa gieo thẳng trà lúa xuân sớm và xuân trung bị chết hoàn toàn. Về trà xuân muộn, lịch thời vụ đề ra phải hoàn thành trước 20/1 thì hiện tại thời điểm này rét buốt lại tiếp tục bao trùm, làm cho lúa, mạ chết nhiều hơn. Nguy cơ trà xuân muộn không thể thực hiện nổi.

Trao đổi với NNVN, một kỹ sư nông nghiệp dày dặn kinh nghiệm nhận xét: Về yếu tố khách quan, năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, rét đậm, rét hại xảy ra sớm. Vì thế ngay khi xuống giống trà xuân sớm gặp thời tiết rét, lúa chết phơi đồng. Về chủ quan, nếu thời tiết xấu không nên gieo thẳng đại trà mà phải bắc mạ phủ nilon để cấy. Điều đáng nói, nông dân đã nghèo thì việc mua nilon để phủ bắc mạ là khó khăn. Như ở Nghệ An, các vùng miền núi đều được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua nilon 100%, vùng đồng bằng được hỗ trợ 50%. Còn Hà Tĩnh do ngân sách tỉnh khó khăn nên người dân phải tự lo lấy.

Mặt khác, cán bộ cơ sở chưa thực sự vào cuộc quyết liệt dẫn đến việc người dân thực hiện quy trình kỹ thuật tùy tiện. Phần nữa, tỉnh vẫn loay hoay chưa tìm ra bộ giống chuẩn có năng suất, chất lượng, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt để thay thế bộ giống cũ. Những ngày áp tết Hà Tĩnh vẫn tiếp tục rét đậm, nông dân rã rời vì lúa chết. Tỉnh đang tập trung cả hệ thống chính trị xuống đồng cùng nông dân khắc phục, tập trung gieo cấy trà xuân muộn nhằm vớt vát được phần nào.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.