| Hotline: 0983.970.780

VQG Ba Vì phải trở thành khu dự trữ sinh quyển lớn

Thứ Hai 30/08/2010 , 11:44 (GMT+7)

* Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát thắp hương báo công tại Đền thờ Bác Hồ trên Đỉnh Vua

Thăm và làm việc tại VQG Ba Vì hôm qua (29/8), Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, Bộ NN-PTNT, BQL Vườn cần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn, phấn đấu để VQG Ba Vì trở thành một trung tâm dự trữ sinh quyển lớn, bảo tồn và gìn giữ nhiều nguồn gien quý phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học về rừng.

Ngoài ra, cần quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, nghiên cứu thực nghiệm khoa học về bảo tồn, phát triển vùng đệm và tổ chức các hoạt dộng du lịch sinh thái, giáo dục môi trường.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã thắp hương báo công tại Đền thờ Bác Hồ trên Đỉnh Vua tại VQG Ba Vì. VQG Ba Vì được thành lập ngày 16/1/1991, theo quyết định số 17/CT của Chủ tịch HĐBT (nay là Chính phủ), tiền thân là Rừng cấm Ba Vì. Hiện nay, tổng diện tích của Vườn là 10.782 ha thuộc địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình, bao gồm 5 huyện và 16 xã.

Vừa qua Hà Nội đề xuất Bộ NN- PTNT chuyển giao VQG Ba Vì về cho TP Hà Nội quản lý. Nhưng vướng ở chỗ vườn này nằm trên địa bàn 2 tỉnh, thành. Nếu chuyển VQG Ba Vì về Hà Nội buộc phải chuyển thêm một số xã của Hoà Bình về Hà Nội. Thẩm quyền này thuộc Thủ tướng, nằm ngoài phạm vi Bộ NN- PTNT, là cơ quan quản lý VQG Ba Vì hiện nay.

Xem thêm
Việt Nam coi nông nghiệp Nhật Bản là hình mẫu về khoa học, cách thức và thái độ

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là một mô hình mẫu mực để học tập về khoa học, về cách thức, và cả thái độ.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.