| Hotline: 0983.970.780

VRG thúc đẩy trồng rừng cao su bền vững

Thứ Hai 24/07/2017 , 19:47 (GMT+7)

Ngày 24/7, Hiệp hội Cao su (VRA) phối hợp với Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Thúc đẩy rừng trồng cao su bền vững và chứng chỉ FSC" cho các Cty cao su tại Việt Nam.

16-43-43_h1jpg
Ảnh minh họa

Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch VRA, những năm gần đây, ngành cao su thiên nhiên đã có những bước phát triển nhanh và có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp dài ngày tại Việt Nam, đạt trên 976 ngàn ha vào năm 2016. 

Với diện tích các vườn cây cao su thanh lý đang gia tăng trong thời gian gần đây, gỗ cao su ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành gỗ và sản phẩm gỗ, góp phần giảm áp lực nhập khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành gỗ trong nước. Năm 2016, gỗ cao su đã đóng góp 22,1% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam và đóng góp 31,7% tổng giá trị xuất khẩu của cả ngành cao su.

Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có diện tích rừng cao su được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC) do sản phẩm gỗ cao su vẫn còn là lĩnh vực tương đối mới.

Mặt khác, theo ông Lê Thiện Đức, Quản lý Chương trình rừng thuộc WWF Việt Nam, mặc dù Việt Nam tiếp cận vấn đề quản lý rừng bền vững từ khá sớm, nhưng diện tích rừng được cấp chứng chỉ còn khá khiêm tốn. 

Hiện chỉ có khoảng 230 ngàn ha diện tích được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn FSC, đạt 42% so với mục tiêu 500 ngàn ha vào năm 2020, đồng thời Việt Nam cũng chưa trình FSC bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững. Thế nên đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có diện tích rừng cao su được cấp chứng chỉ FSC. 

Ông Trương Minh Trung, PTGĐ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, các nước tiêu thụ gỗ cao su chưa đặt nặng vấn đề có chứng chỉ FSC, song về lâu dài thì đây là một trong những yêu cầu tất yếu của thị trường. 

"Hiện các sản phẩm gỗ có chứng nhận cũng có mức giá cao hơn so với sản phẩm thông thường từ 10-15%. Trong thời gian tới, VRG sẽ đẩy mạnh trồng rừng đạt chứng chỉ FSC ở các đơn vị thành viên để đồng hành với các nhà tiêu thụ", ông Trung nhấn mạnh. 

Theo khuyến nghị của WWF, để phát triển rừng trồng cao su bền vững, phần diện tích rừng cao su phải đảm bảo các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế, có quyền sử dụng đất và sở hữu đất rõ ràng, có sự tôn trọng và hỗ trợ người bản địa. Đặc biệt, phải có phương án quản lý bền vững và thực hiện theo phương án quản lý; có biện pháp quản lý giảm thiểu tác động đến môi trường, cải thiện đa dạng sinh học, xác định các vùng loại trừ...

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm