| Hotline: 0983.970.780

VTNN dởm ở ĐBSCL: Phân bón giảm, thuốc BVTV tăng

Thứ Sáu 30/07/2010 , 13:05 (GMT+7)

*Kiên Giang: Giấu DN vi phạm Trong khi đầu ra hạt lúa HT vẫn chưa thông thì nhiều nông dân ĐBSCL liền bắt tay vào SX lúa TĐ. Và lỗi lo phân bón, thuốc BVTV dỏm lại canh cánh.

Cả đời làm ruộng nhưng nông dân vẫn không thể phân biệt được phân bón nào là thật, giả

Đang trộn mấy bao phân để bón thúc đợt 1 cho lúa TĐ, lão nông Nguyễn Văn Be ở huyê?n Giồng Riêng (Kiên Giang) lo lắng: Không lo sao được khi có tới trên 50% mẫu phân bón được kiểm tra (năm 2009) kém chất lượng và chưa bao giờ lực lượng thanh tra ngành NN- PTNT vào cuộc mà không phát hiện ra sai phạm. Thú thật nông dân chúng tôi chịu không thể phát hiện phân bón nào là thật, giả. Bởi nhiều khi là phân bón thật (DN có tên tuổi đàng hoàng) nhưng chất lượng lại dỏm. Chỉ khi nào bón xuống ruộng rồi mới ngã ngửa. Nếu lỡ mua nhầm phân bón kém chất lượng thì mỗi đợt cũng mất toi vài trăm ngàn và 1ha lúa sẽ đội chi phí lên cả triệu đồng, coi như vụ đó hết lời.
"Cái khó khi phân đã bón, thuốc đã phun xịt ra ruộng rồi thì nông dân chẳng biết bấu víu vào cái gì để kiện DN. Vì thông thường họ dùng xong là vứt tất cả chai lọ, bao bì ra đồng. Ngay cả các chứng từ mua loại gì, ở cửa hàng nào họ cũng chẳng thèm lưu. Đến khi có việc, nông dân chạy đến gõ cửa cơ quan chức năng với hai bàn tay trắng thì làm sao mà chúng tôi giúp được" – một thanh tra viên ti?nh Kiên Giang cho biết.

Theo ước tính của các chuyên gia nông nghiệp, chỉ tính riêng nạn phân bón giả, mỗi năm những kẻ làm ăn bất chính có thể “móc túi” nông dân khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó nông dân ĐBSCL “đóng góp” khoảng ¼ số này. Đó là chưa kể đến những tác hại to lớn mà các mặt hàng dỏm này gây ra.

Ông Võ Quốc Trung – Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Kiên Giang thì than: Thanh tra viên chỉ có chục người, riêng mảng nông nghiệp chỉ 5- 6 người, trong khi tỉnh có đến gần ngàn cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp. Nếu thanh tra toàn diện thì phải làm 2- 3 tháng mới xong. Từ đầu năm đến nay, lực lượng thanh tra ti?nh Kiên Giang đa~ phát hiện và xử lý 192 vụ vi phạm. Rất tiếc là ông Trung lại không cung cấp tên DN cũng như mức độ vi phạm của họ.
Là địa phương có thế mạnh về SX lúa hàng hóa, mỗi năm nông dân An Giang sạ 3 vụ lúa với tổng diện tích lên đến hơn 600 ngàn ha nên cần một lượng phân bón, thuốc BVTV rất lớn. Nhu cầu của nông dân càng cao thì nạn phân, thuốc dỏm càng gia tăng. QLTT phối hợp với Thanh tra Sở NN-PTNT đã kiểm tra 900 trường hợp SX, vận chuyê?n, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV phát hiện 280 vụ vi phạm. Cụ thể có 3 trường hợp phân bón không đạt chất lượng như công bố, 136 trường hợp hết hạn sử dụng, 4 trường hợp ngoài danh mục, 58 trường hợp vi phạm nhãn mác hàng hóa…chủ yếu tập trung vào thuốc BVTV. Tổng số hàng hóa vi phạm là trên 500 tấn phân bón, 11.418 chai, gói thuốc BVTV.
Theo ông Nguyễn Văn Hinh, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT An Giang xem ra năm nay tệ nạn phân bón dỏm chiều hướng giảm thì thuốc BVTV lại gia tăng. Nguyên nhân do giá phân bón không còn hấp dẫn như trước, trong khi giá thuốc BVTV lại luôn nóng mỗi khi xảy ra dịch. ĐBSCL là vựa lúa của cả nước thế nhưng đến giờ vẫn chưa có đơn vị kiểm định, phân tích mẫu vật tư mà phải gửi lên tận TPHCM. Và thông thường thì phải sau 15- 20 ngày mới có kết quả phân tích khi mà cửa hàng vi phạm đã kịp phi tang, thậm chí bán hết hàng rồi.

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm