| Hotline: 0983.970.780

Vụ 500 container "treo" cảng: Thủy sản thoát, thịt đông lạnh "chết"

Thứ Sáu 10/09/2010 , 09:41 (GMT+7)

Các DN thuỷ sản như trút được gánh nặng nghìn cân khi vướng mắc về giấy chứng nhận VSATTP được Bộ NN-PTNT mở đường. Trong khi đó, các lô hàng thịt đông lạnh vẫn tiếp tục “treo” ngoài cảng.

* Cục Thú y thiếu trách nhiệm?

Hôm qua 9/9, các DN thuỷ sản VN như trút được gánh nặng nghìn cân khi vướng mắc về giấy chứng nhận VSATTP được Bộ NN-PTNT mở đường. Trong khi đó, các lô hàng thịt đông lạnh vẫn tiếp tục “treo” ngoài cảng vì không thể áp dụng quy định này.

Sáng ngày 9/9, hội trường văn phòng Vasep tại TPHCM kẹt cứng chỗ ngồi vì lượng đại biểu đến dự (chủ yếu là DN) đông ngoài dự kiến. Trao đổi bên lề, NNVN ghi nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của DN thuỷ sản về việc Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT đang khiến hàng nghìn tấn thuỷ sản nhập khẩu dùng làm nguyên liệu chế biến, XK bị ách tắc, DN cũng không thể ký thêm những hợp đồng nhập khẩu mới.

Tuy nhiên, những bức xúc trên đã nhanh chóng được giải toả khi mở đầu hội nghị, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Vasep đã vui mừng thông báo về việc Bộ đã chính thức “cởi trói” cho DN thuỷ sản. Cụ thể, Bộ trưởng Cao Đức Phát ngày 8/9/2010 đã ký ban hành Thông tư 51/2010/TT-BNNPTTN trong đó quy định: hàng hoá có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến XK sẽ không bắt buộc phải thực hiện theo quy định về kiểm tra và chứng nhận VSATTP của Thông tư 25. Ông Hòe cho biết, trên 90% thuỷ sản nhập về VN đều được các DN chế biến và XK nên quy định mới này sẽ tác động tích cực đến toàn bộ hoạt động của ngành thuỷ sản VN.

Trong khi các DN thuỷ sản mở cờ trong bụng thì các DN nhập khẩu thịt đông lạnh vẫn chìm trong lo lắng. Căn cứ vào Thông tư 51 thì những lô hàng thịt nhập khẩu về VN 100% dùng để bán trong nước nên vẫn bắt buộc áp dụng quy định phải có giấy chứng nhận VSATTP (mặc dù các DN phản ánh đã chạy đôn chạy đáo nhưng chẳng biết xin loại giấy này ở đâu).

Trả lời báo chí chiều 9/9 về việc đơn vị nào chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận VSATTP cho các lô hàng thịt đông lạnh nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương lại cho rằng, trách nhiệm đó thuộc về Nafiqad. Theo ông Phương, căn cứ vào mục 5, Điều 21 của thông tư 25 thì Nafiqad phải chỉ đạo và giám sát các đơn vị trực thuộc trong hoạt động kiểm tra VSATTP và cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP hoặc thông báo những trường hợp lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu VSATTP.
Trao đổi với NNVN về bất cập này, ông Mai Văn Hiệp - Cục phó Cục Thú y cho biết, chúng tôi đã nhận được thông tin trên và đã trao đổi với Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad), nhưng đến giờ vẫn chưa có hướng giải quyết chính thức. Tuy nhiên, trái với ý kiến của Cục Thú y, đại diện của Nafiqad khẳng định, chuyện “vướng” giấy VSATTP đối với các lô hàng đông lạnh là do Cục Thú y chưa làm hết trách nhiệm đối với DN.

Cụ thể, từ đầu năm 2010 đến nay, Bộ NN-PTNT đã ban hành 2 Thông tư quy định rất rõ trách nhiệm của Cục Thú y về vấn đề VSATTP đối với các sản phẩm động vật trên cạn. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 05/2010/TT-BNNPTNT (ban hành ngày 22/1/2010) nêu rõ: “Cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn và giám sát việc kiểm tra điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ quan kiểm tra địa phương đối với chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trên cạn) từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản cho đến khi sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường là Cục Thú y”.

Tiếp tục tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 25/TT-BNNPTNT (ban hành ngày 8/4/2010) cũng nêu: “Cơ quan kiểm tra tại nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo về chất lượng VSATTP đối với hàng hoá sản phẩm động vật trên cạn là do các đơn vị thuộc Cục Thú y hoặc được Cục Thú y ủy quyền”.

Theo tư vấn của một cán bộ Nafiqad, nếu như thực sự làm việc có trách nhiệm, khi thấy hai nội dung “kiểm dịch” và “kiểm tra VSATTP” có nhiều điểm trùng nhau thì Cục Thú y nên kiến nghị Bộ NN-PTNT xem xét lại. Còn nếu bắt buộc phải thực hiện, Cục Thú y cần tổ chức một hội nghị chính thức với ngành hải quan tìm cách tháo gỡ. Tốt nhất là đề nghị hải quan chấp nhận kết hợp cả hai việc “kiểm dịch” và “kiểm tra VSATTP” vào chung 1 loại giấy để tháo gỡ nhanh cho DN, đồng thời cũng không trái với quy định của Thông tư 25.

Ông Nguyễn Huy Lưu - Cục Hải quan TPHCM:

Thời gian qua nhiều lô hàng thịt, lục phủ ngũ tạng đông lạnh nhập về VN không đảm bảo chất lượng nên Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị phải tăng cường kiểm tra, giám sát mặt hàng này. Đây là một việc làm thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, một lô hàng thực phẩm nhập về VN mà phải bị tới 3 lần kiểm tra gần như giống nhau, gồm: kiểm tra chất lượng, kiểm tra VSATTP và kiểm dịch thì là có sự chồng chéo. Dù biết thế nhưng là cơ quan quản lý về mặt giấy tờ, chúng tôi vẫn phải rà soát các danh mục mà các Bộ, các cấp ban hành để thực hiện, nếu không lại sai luật!

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm