| Hotline: 0983.970.780

Vụ buôn lậu hơn 530m3 gỗ trắc tại Quảng Trị: Lần thứ 3 trả hồ sơ

Thứ Ba 15/08/2017 , 13:30 (GMT+7)

Ngày 14/8, phiên tòa sơ thẩm hình sự của TAND TP Đà Nẵng xét xử vụ án buôn lậu trên 530m3 gỗ trắc của Cty Ngọc Hưng (Quảng Trị) đã kết thúc.

Thay mặt Hội đồng xét xử - chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Thị Cảnh đã tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Như vậy, qua 3 phiên tòa đều tuyên trả hồ sơ vụ án cho cơ quan CSĐT để điều tra bổ sung những chứng cứ, tình tiết của vụ án.

18-08-33_1
Các bị cáo tại phiên tòa lúc tuyên án

Vụ án được bắt đầu từ ngày 17/12/2011 Cty Ngọc Hưng mở tờ khai hải quan số 1505, làm thủ tục nhập khẩu kinh doanh lô hàng trên 530m3 gỗ trắc tại Chi cục Hải quan (CCHQ) cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Hai ngày sau, Cty làm thủ tục xuất kinh doanh lô hàng tại CCHQ cửa khẩu cảng Cửa Việt và toàn bộ lô hàng được xếp vào 22 container chuyển đến cảng Đà Nẵng để xuất đi Hồng Kông (Trung Quốc).

Ngày 22/12/2011, CA quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) phát hiện 1 ô tô vi phạm nên kiểm tra và bàn giao hồ sơ hàng hóa cho Cục HQ TP Đà Nẵng. Ngày 6/1/2012, CCHQ cảng Đà Nẵng ra quyết định khám xét lô hàng và đã khám xét 3/22 contaner lấy 16 mẫu trưng cầu giám định mẫu gỗ.

Đến ngày 20/1/2012, CCHQ cảng Đà Nẵng tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với lô hàng của Cty Ngọc Hưng. Trong thời gian từ 15 đến 20/2/2012, Cty Ngọc Hưng có nhiều văn bản kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng. Lập tức, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị “gỡ khó" cho doanh nghiệp. Ngày 2/3/2012 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Tài chính và Bộ NN-PTNT kiểm tra vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/3/2012.

Ngày 20/3/2013, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ Cty Ngọc Hưng có hành vi vi phạm: xuất khẩu hàng hóa không khai báo hải quan (21m3 gỗ giáng hương...); xuất khẩu hàng hóa không đúng với khai báo hải quan (theo khai báo là gỗ trắc Cam bốt tròn, thực tế kiểm tra là gỗ trắc cẩm lai nam); gỗ xuất khẩu không có nguồn gốc hợp pháp, không có giấy phép của Cục Kiểm lâm...

Ngày 6/4/2012 Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) ra QĐ khởi tố vụ án “buôn lậu” xảy ra tại Cảng Đà Nẵng và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra (Bộ CA) tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, cơ quan CSĐT tội phạm về trật tự kinh tế và chức vụ (C46 - Bộ CA) có CV số 231 (ngày 6/6/2012), gửi Tổng cục Hải quan khẳng định: “Những sai phạm này không trái với những quy định của Nhà nước về công tác quản lý xuất, nhập khẩu nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” quy định tại Điều 153 BLHS”.

Thấy không thỏa mãn, Tổng cục Hải quan đề nghị cơ quan CSĐT (C44 - Bộ CA) tiếp nhận hồ sơ điều tra vụ án. Trong CV trả lời C44 của Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) ngày 17/5/2012 nói rõ: “Khi xuất khẩu gỗ trắc, gỗ giáng hương không phải xin cấp phép”. Mặc dù vậy, đến ngày 19/11/2012, cơ quan CSĐT (C44) ra “Quyết định khởi tố bị can” và bắt tạm giam đối với ông Trương Huy Liệu (Phó Giám đốc Cty Ngọc Hưng).

Ngày 31/7/2013, C44 có quyết định xử lý vật chứng, bán đấu giá lô gỗ tang vật của vụ án và ủy quyền cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá Hà Nội tổ chức bán đấu giá lô hàng gỗ này với trị giá trên 63 tỷ đồng?

Hội đồng xét xử đã đề nghị cơ quan CSĐT làm rõ vấn đề: Cty Ngọc Hưng cùng ngày nhập về 2 lô gỗ. Một lô bị cơ quan CSĐT tạm giữ sau 2 năm thì trả lại cho Cty và 1 lô lại vi phạm. Làm rõ vì sao khi ra QĐ tịch thu tang vật (gỗ) lại không lập biên bản và không thông báo cho chủ sở hữu là Cty Ngọc Hưng cũng như việc bán đấu giá lô gỗ không thông báo cho Cty Ngọc Hưng…

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng làm rõ có hay không ép cung nhân chứng Trần Đình Quang (một người liên quan đến vụ án), làm người này phải tự tử.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm