| Hotline: 0983.970.780

Vụ cá Bắc thắng lợi

Thứ Năm 17/04/2014 , 08:20 (GMT+7)

Tổng sản lượng khai thác vụ cá Bắc 2013-2014 đạt kết quả tích cực, khoảng 1.261.000 tấn, tăng 7,78% so kế hoạch.

Kết thúc vụ cá Bắc, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến thất thường của thời tiết, giá nhiên liệu không ngừng tăng, nhưng nhờ “biển no” nên ngư dân làm ăn vẫn khấm khá.

Thắng lợi trong khó khăn

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), tổng sản lượng khai thác vụ cá Bắc 2013-2014 vừa qua đã đạt được kết quả tích cực. Tổng sản lượng khai thác đạt 1.261.000 tấn, tăng 7,78% so kế hoạch (tăng 1,2% so với vụ năm trước). Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1.197.000 tấn, tăng 7,84% so kế hoạch (tăng 1,18% so với  năm trước); sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt 64.000 tấn, tăng 6,67% so kế hoạch (tăng 1,58% so vụ năm trước). Những tỉnh có kết quả sản xuất tăng hơn vụ cá Bắc năm trước như: Bình Định tăng 4%, Bình Thuận tăng 7%, Nghệ An tăng 39,5%, Hải Phòng tăng 18,7%, Thanh Hóa tăng 0,78%, Thái Bình tăng 19,6%, Quảng Bình tăng 2,6% và Kiên Giang tăng hơn 4,7%.

Tại các vùng biển thuộc Vịnh Bắc bộ, các loại cá nổi xuất hiện nhiều và dài ngày như cá cơm, cá nục, cá bạc má…tạo điều kiện cho ngư dân làm các nghề: Vây, chụp, rê…khai thác có hiệu quả, thường xuyên bám biển. Các loại cá đáy như: Cá lượng, cá mú, cá hố, cá sóc, cá đù…xuất hiện ít và giảm hơn so vụ cá Bắc năm trước, khiến những tàu làm nghề lưới kéo hoạt động kém hiệu quả hơn, nhưng hầu hết vẫn bám biển.

11-15-12_1
Nghề lưới vây rút chì đánh cá ngừ sọc dưa

Ở vùng biển Duyên hải miền Trung, những tàu khai thác cá ngừ đại đương làm ăn khấm khá, sản lượng đạt trung bình từ 1,5-2 tấn/tàu/chuyến. Tuy sản lượng đạt thấp hơn vụ cá Bắc năm ngoái nhưng nhờ phương pháp bảo quản tốt nên cá ngừ câu vàng có giá khá cao: 140.000đ-170.000đ/kg, giá cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng đạt 95.000đ-120.000đ/kg; ngư dân làm nghề này rất phấn khởi. Các đối tượng cá nổi như cá cơm, cá nục, cá bạc má…xuất hiện dài ngày nên các tàu hành nghề vây, rê và chụp đánh bắt đạt hiệu quả cao. Các đối tượng cá đáy như cá mú, cá hố, cá mắt kiếng, cá lượng, cá đù…xuất hiện ít hơn năm ngoái, các tàu lưới kéo hoạt động cầm chừng nhưng vẫn không bỏ biển.

Tại vùng biển Đông Tây Nam bộ, các nghề lưới kéo, vây, rê…vẫn là những nghề chính của ngư dân với các đối tượng cá cơm, cá nục, cá bạc má, cá mú, cá hố, cá mắt kiếng, lá lượng, cá đù…Vụ cá Bắc vừa qua tàu thuyền của ngư dân khai thác ổn định nhờ cá xuất hiện khá dày.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, hậu cần nghề cá vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu SX thực tế hiện nay. Số lượng tàu cá nhỏ đánh bắt ven bờ còn quá lớn, trên 71.000 chiếc có công suất nhỏ hơn 20CV gây tổn hại nguồn lợi ven bờ. Không chỉ vậy, nhiều tàu xa bờ vẫn tham gia khai thác vùng ven bờ gây áp lực lớn đối với nguồn lợi ven bờ. “Đặc biệt, hiện chúng ta vẫn chưa công bố được trữ lượng nguồn lợi và khả năng khai thác của từng vùng biển. Do đó, khi triển khai công tác quy hoạch khai thác hải sản ở vùng biển ven bờ và vùng lộng các địa phương luôn lâm vào cảnh lúng túng”, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nói.

Sản xuất theo nhóm nghề

Vụ cá Nam sắp tới chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam, nhiệt độ nước biển tăng, cá nổi ở ngoài khơi bắt đầu di cư vào vùng biển ven bờ để kiếm ăn và sinh sản. Theo dự báo, vùng biển chịu ảnh hưởng nhiều nhất gió Tây Nam là vùng biển Vịnh Bắc bộ; các vùng biển Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ có sự thay đổi rất ít nên không ảnh hưởng đến tình hình SX của ngư dân. Do vậy, theo khuyến cáo của Tổng cục Thủy sản, để vụ cá Nam khai thác đạt hiệu quả, các địa phương cần tổ chức SX theo nhóm nghề. Đặc biệt đối với vùng biển Vịnh Bắc bộ cần phát triển mạnh các nghề chính như: Lưới vây, chụp mực, rê và mành. Thời gian khai thác bội thu được dự báo từ tháng 5 đến tháng 8. Đối với vùng biển Duyên hải miền Trung cần tập trung phát triển các nghề chính như: Câu cá ngừ đại dương, câu mực, lưới vây, rê và mành. Ở vùng biển Đông Tây Nam bộ, nguồn lợi thủy sản không có biến động nhiều so với vụ cá Bắc, nên việc khai thác vẫn tập trung các nghề chính như vây, rê và kéo khai thác ở vùng khơi. Thời gian cá xuất hiện nhiều được dự báo từ tháng 4 đến tháng 7.

Vấn đề quyết định hiệu quả trong đánh bắt thủy sản là công tác dự báo ngư trường đang được những nhà chức trách trong ngành thủy sản đặc biệt quan tâm. Theo đánh giá của TS Ngô Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn FAO, công tác dự báo ngư trường của ta chưa có hệ thống tổ chức. TS Tuấn đề nghị ngành chức năng cấp thiết thành lập các cơ quan thu thập, phân tích và công bố dữ liệu để các địa phương nắm bắt, kịp thời triển khai để ngư dân khỏi mất thời gian “lần mò”. “Chúng ta có thể học tư duy lô gic của các cơ quan dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn áp dụng vào công tác dự báo ngư trường để hiệu quả đánh bắt đạt cao hơn”, TS Ngô Anh Tuấn, nói.

Box: “Ngay trong vụ cá Nam này, chúng ta phải hoàn thiện việc điều tra nghề cá thương phẩm phục vụ công tác đánh giá, ước lượng sản lượng khai thác của từng vùng biển, từng nghề đánh bắt một cách hợp lý, bền vững”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm