| Hotline: 0983.970.780

Vụ giải cứu con tin ly kỳ nhất trong lịch sử: Chiếc máy bay bị bắt cóc

Thứ Năm 18/09/2014 , 08:21 (GMT+7)

Chiến dịch giải cứu con tin Entebbe được xem là thành công và ly kỳ nhất từ trước tới nay. Đây được xem là hình mẫu, là “bài học nằm lòng” cho mọi lực lượng chống khủng bố, nhất là trong bối cảnh liên tiếp xảy ra những vụ bắt giữ con tin của các nhóm cực đoan trên thế giới./ Anh lùng dấu vết quyết cứu con tin còn sống

Sau vụ Entebbe, đặc nhiệm Mỹ đã đưa vào tập luyện các chương mục dựa trên cuộc giải cứu ngoạn mục này.

Entebbe là chiến dịch giải cứu con tin do lực lượng đặc nhiệm của quân đội Israel thực hiện vào ngày 4/7/1976 ở Uganda.

Trước đó một tuần, ngày 27/6, một máy bay của hãng Air France (Pháp) cùng 248 hành khách bị một nhóm người ủng hộ phong trào giải phóng Palestine bắt cóc, buộc phải bay đến sân bay Entebbe của Uganda, nơi người đứng đầu chính phủ là lãnh đạo Idi Amin ủng hộ nhóm không tặc.

Sau đó, những người không phải là Do Thái hoặc mang quốc tịch Israel được thả. Bọn không tặc giữ hơn 100 người Israel và người Do Thái cùng cơ trưởng chiếc máy bay. Bọn chúng dọa giết những người này nếu Israel không thả một số tù nhân theo yêu cầu của chúng.

Chính quyền Israel không thể đáp ứng yêu sách của nhóm khủng bố nên một kế hoạch giải cứu đã được vạch ra, trong đó gồm cả ý định tấn công lính Uganda trên mặt đất.

Ngày 27/6/1976, máy bay Airbus A300 của Air France số hiệu 139 cất cánh từ Tel Aviv, Israel, mang theo 246 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn. Đến Athens, Hy Lạp, nó đón thêm 58 hành khách trong đó có 4 tên không tặc.

Trên đường bay tiếp đến Paris, máy bay bị hai người Palestine được cho là thuộc Mặt trận giải phóng Palestine và hai người Đức, Wilfried Bose và Brigitte Kuhlmann, thuộc tổ chức cánh hữu Revotionary Cells ở Tây Đức, bắt cóc.

Họ buộc chiếc máy bay đổi hướng về Benghazi, Libya. Tại đây, máy bay được nạp nhiên liệu và bay tiếp đến Entebbe, Uganda. Bốn tên khủng bố khác nhập bọn với nhóm bắt cóc. Họ yêu cầu thả 40 người Palestine đang bị giam tại Israel, 13 đang ngồi tù tại Kenya, Pháp, Thụy Sỹ và Tây Đức. Nếu yêu cầu không được đáp ứng, họ sẽ bắt đầu giết con tin từ ngày 1/7/1976.

Bọn bắt cóc chia con tin làm hai nhóm, người Israel và người Do Thái một nhóm, số người còn lại một nhóm. Theo một nhân chứng, bọn bắt cóc thả một số con tin người Do Thái nhưng không mang quốc tịch Israel. Chúng giữ lại 106 con tin. Có tổng cộng 85 người Israel và người Do Thái không mang quốc tịch Israel cùng 20 người khác, hầu hết là thành viên phi hành đoàn, nằm trong tay nhóm khủng bố.

Trong tuần trước khi vụ giải cứu diễn ra, Israel đã có nhiều động thái chính trị nhằm mục tiêu thuyết phục bọn không tặc thả con tin. Cũng có tin nói chính phủ Israel đã tính tới phương án thả tù nhân nếu giải pháp quân sự không có nhiều cơ hội thành công. Baruch "Burka" Bar-Lev là sỹ quan quân đội Israel về hưu có quen biết với tổng thống Uganda Idi Amin. Trước đề nghị của chính phủ, ông nói chuyện với Amin qua điện thoại nhiều lần, cố gắng tác động để các con tin được thả nhưng không thành công.

Vào ngày 1/7, chính phủ Israel đề nghị thương thuyết với nhóm bắt cóc nhằm kéo dài hạn chót đến 4/7. Tổng thống Amin cũng muốn điều này, bởi ông ta cần thời gian cho chuyến viếng thăm ngoại giao tới Mauritius. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Israel lên kế hoạch hành động. Ngày 3/7, chính phủ Israel phê chuẩn kế hoạch giải cứu do tướng Yekutiel "Kuti" Adam và tướng Shomron trình bày. Shomron được chỉ định làm tư lệnh chiến dịch. Trong khi đó, một số nỗ lực chính trị nhằm giải cứu con tin trong hòa bình không đem lại kết quả.

Chuẩn bị tập kích

Tổng thống Idi Amin cho phép thêm một số người Palestine gia nhập nhóm bắt cóc. Lúc này Israel xác định tập kích để giải cứu là lựa chọn duy nhất.

15-16-43_800px-irbus_300b4-203_ir_frnce_n0792167
Chiếc Airbus A300 bị bắt cóc của hãng Air France (Ảnh: airliners.net)

Trung tá Joshua Shani, phi công chính trong chiến dịch giải cứu sau này kể, Israel lúc đầu tính sẽ thả biệt kích hải quân xuống hồ Victoria, gần sân bay. Lính biệt kích sẽ dùng xuồng cao su tiếp cận sân bay, tiêu diệt nhóm khủng bố và giải cứu con tin, yêu cầu tổng thống Amin phải để họ rời khỏi Uganda. Nhưng Israel phải bỏ kế hoạch này vì thiếu thời gian chuẩn bị, thêm nữa người ta nói hồ Victoria có rất nhiều cá sấu.

Trong khi lên kế hoạch tập kích, người Israel phải tìm ra cách để nạp lại nhiên liệu cho các máy bay vận tải C-130 Hercules trên đường tới Entebbe. Israel không có thiết bị tiếp dầu trên không cho từ 4-6 máy bay cùng lúc. Trong khi nhiều nước ở khu vực Đông Phi tỏ ra thông cảm với chính quyền Israel, bao gồm cả Kenya, được xem là nơi tốt nhất nạp lại nhiên liệu cho máy bay, họ không muốn gây hấn với tổng thống Amin qua việc cho phép máy bay Israel hạ cánh trên đất của họ.

Nhưng cuộc tập kích sẽ không thể có kết quả nếu Israel không nhận được trợ giúp của ít nhất một nước ở khu vực Đông Phi. May cho họ, ông chủ chuỗi khách sạn Block ở Kenya là người gốc Do Thái và cộng đồng người Do Thái ở thủ đô Nairobi, Kenya đã tác động để thuyết phục tổng thống Kenya Mzee Jomo Kenyatta giúp Israel. Kết quả là lực lượng Israel được phép bay qua không phận Kenya và nạp lại nhiên liệu trên lãnh thổ nước này.

Để tập kích thành công, cơ quan tình báo Israel, Mossad, đã dựng lên một sơ đồ chính xác nơi giam giữ các con tin, số kẻ bắt cóc cũng như sự tham gia của lính Uganda, thông qua khai thác thông tin từ các con tin được thả trước đó. Các Cty Israel tham gia xây dựng ở châu Phi trong những năm 1960, 1970 được tham vấn.

Quân đội Israel đã khai thác được nhiều thông tin quan trọng từ Solel Boneh, một Cty xây dựng lớn của nước này chịu trách nhiệm thi công ga hàng không ở Entebbe, nơi các con tin bị giam giữ. Người Israel còn dựng lên một mô hình thu nhỏ của nhà ga Entebbe với sự giúp đỡ của các chủ thầu xây dựng. Trong thời gian chuẩn bị, bốn chiếc C-130 Hercules của Israel đã thử bí mật bay đến sân bay Entebbe vào giữa đêm mà không bị phát hiện.

Giờ G đã điểm. Những chiếc máy bay của Israel cất cánh theo hành trình bay quốc tế qua biển Đỏ, hầu hết ở độ cao không quá 30m để tránh radar của Ai Cập, Sudan và Ả rập Xê-út. Sau đó, phi đội C-130 đổi về hướng nam, bay tới một địa điểm ở phía bắc thủ đô Nairobi, Kenya, đổi về tây, hướng tới hồ Victoria. Hai máy bay dân dụng Boeing 707 bay theo những chiếc vận tải cơ quân sự C-130.

Chiếc thứ nhất mang theo thiết bị y tế, hạ cánh xuống Nairobi, Kenya. Chỉ huy chiến dịch, tướng Yekutiel Adam trên chiếc Boeing thứ hai. Chiếc này sẽ bay vòng vòng trên bầu trời sân bay Entebbe khi cuộc tập kích diễn ra.

(Tổng hợp)

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dòng người nghìn nghịt dự lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh

Hà Tĩnh Hàng nghìn người dân đã đổ về biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên ngắm màn pháo hoa mãn nhãn, rực rỡ trong lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm