| Hotline: 0983.970.780

Vụ hè thu Nghệ An quyết đạt 460.000 tấn lương thực

Thứ Hai 17/04/2017 , 07:40 (GMT+7)

Phải xác định ngay từ trong tư duy sản xuất rằng, vụ hè thu - mùa là vụ ăn chắc. Vì thế, phải quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu đề ra là 462.800 tấn lương thực...

Phát biểu kết luận tại hội nghị triển khai đề án "Tổ chức sản xuất, trồng trọt vụ hè thu - mùa 2017", ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An khẳng định: “Phải xác định ngay từ trong tư duy sản xuất rằng, vụ hè thu - mùa là vụ ăn chắc. Vì thế, phải quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu đề ra là 462.800 tấn lương thực...”.

ong-hong-nghi-hieu-gim-doc-so-nnptnt-nghe-n085723870
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Nghệ An quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra trong vụ hè thu - mùa


Dự báo nhiều khó khăn

Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, từ đầu tháng 1 đến nay, dòng chảy các sông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN). Mực nước tại các điểm đo trên các sông chính trong khu vực thấp so với TBNN cùng thời kỳ.

Tình hình xâm nhập mặn đang là nỗi lo thường trực của ngành nông nghiệp Nghệ An. Độ mặn lớn nhất trong tháng 1 và 2 tại Bến Thủy là 8,3 phần nghìn, cao hơn cùng thời kỳ 2016; độ mặn lớn nhất trong tháng 3 tại trạm Bến Thủy 10,2 phần nghìn, xấp xỉ cùng thời kỳ 2016.

Về hồ chứa, có 10 hồ đầy nước, 56 hồ dung tích trên 70% dung tích thiết kế; 14 hồ có dung tích từ 50 - 70% dung tích thiết kế; 9 hồ có dung tích nhỏ hơn 50% dung tích thiết kế.

Dự báo, nền nhiệt độ trong năm 2017 tiếp tục có xu hướng cao hơn so với TBNN. Mùa mưa ở khu vực Bắc Trung Bộ đến muộn hơn so với TBNN và có khả năng thiếu hụt mưa trong những tháng đầu mưa bão. Bão sẽ hoạt động trên biển đông sớm và nhiều hơn TBNN nhưng số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đến đất liền nước ta sẽ ít hơn; tính chất bất quy luật của bão sẽ cao hơn do tác động của hiện tượng El Nino.

hn-hn-xm-nhp-mn-dng-l-noi-lo-lon-cu-nong-dn-nghe-n-3085724291
Hạn hán, xâm nhập mặn đang là nỗi lo lớn của nông dân Nghệ An

Thiên nhiên đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp trong khi một số công trình thủy lợi đang xuống cấp chưa được khắc phục sửa chữa; một số công trình chậm tiến độ. Hiện nay, bara Nam Đàn, nơi điều tiết nước cho các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh vẫn chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng. Một số kênh mương của Cty Thủy lợi Nam quản lý đang là kênh mương đất, gây thất thoát nước.

Theo định hướng của Sở NN-PTNT Nghệ An, mỗi địa phương chỉ nên chọn 3 giống lúa thuần và 3 giống lúa lai; trên cùng xứ đồng chỉ gieo cấy 1 - 2 giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương nhau, phải cấy xong trong 2 - 3 ngày để thực hiện tốt các yêu cầu chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại…

Tình hình này khiến huyện Nghi Lộc, địa phương nằm ở cuối hệ thống hết sức lo lắng. Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc cho biết, Nghi Lộc là địa phương khó khăn nhất về nguồn nước trong vụ hè thu - mùa. Nếu việc điều tiết nước gặp khó khăn, rất có thể vụ hè thu-mùa năm nay, toàn huyện sẽ có khoảng 1.000ha đất lúa nhiễm mặn.

Trong những năm qua, tình trạng vi phạm kênh tưới tiêu tại một số tuyến kênh do Cty Thủy lợi Bắc quản lý diễn ra phổ biến, tồn tại dai dẳng. Chính quyền địa phương, Cty Thủy lợi Bắc Nghệ An đã nhiều lần giải quyết nhưng người dân vẫn không chấp hành gây khó khăn cho công tác điều tiết nước.
 

Quyết tâm đạt mục tiêu

Để đạt được mục tiêu đề ra là 1.217.300 tấn lương thực cho cả năm 2017, vụ hè thu - mùa năm nay, Nghệ An phấn đấu gieo trồng 55.000ha lúa hè thu, năng suất đạt 43,28 tạ/ha, sản lượng 272.250 tấn; 39.000ha lúa mùa, năng suất 34,5 tạ/ha, sản lượng 134.550 tấn. Trong đó có 25.000ha lúa chất lượng cao và 20.000ha lúa lai.

Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và khả năng điều tiết nguồn nước, dự kiến, vụ hè thu - mùa năm nay, Nghệ An sẽ chuyển đổi 2.414,8ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác.

hn-hn-xm-nhp-mn-dng-l-noi-lo-lon-cu-nong-dn-nghe-n085724668
Bơm nước cứu đồng ruộng

Theo ông Nguyễn Vương Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành thì đây là xu hướng tất yếu bởi không thể ép nông dân trồng lúa bằng mọi giá khi không đủ nước, cây lúa hiệu quả thấp trong vụ hè thu - mùa.

“Vụ này Yên Thành có 1.100ha đất lúa bỏ hoang. Một số xã như Hùng Thành, Quang Thành không có nổi một cây lúa nào trên ruộng. Vì thế, chuyển đổi là tất yếu nếu không thể chủ động được nguồn nước. Nhưng chuyển đổi cũng cần có những mối liên kết với doanh nghiệp chứ nông dân không thể tự bơi được”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Diện tích ngô trong vụ hè thu - mùa tại Nghệ An phấn đấu 16.000ha, năng suất 35 tạ/ha, sản lượng 56.000 tấn. Lạc, đậu, đỗ các loại, vừng, rau các loại đạt tổng diện tích 18.700ha, tổng sản lượng đạt 125.220 tấn.

Dự kiến, vụ hè thu - mùa năm nay, Nghệ An sẽ trồng mới 800ha chè, 1.300ha cao su; tiếp tục trồng để đạt 28.000ha/năm mía nguyên liệu; ưu tiên chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả, khó điều tiết nước sang trồng ngô, lạc, rau màu các loại.

Theo ông Hoàng Nghĩa Hiếu, công tác giống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nghệ An xác định chỉ đưa vào cơ cấu các giống lúa đã được công nhận chính thức đã qua khảo nghiệm và có kết quả tốt tại tỉnh này. Một số giống lúa chủ lực bao gồm P6 đột biến, PC6, Khang dân đột biến, VT-NA 2, Thiên ưu 8… (lúa thuần); Việt lai 20, Nhị ưu 986, Kinh sở ưu 1588, Thái xuyên 111… (lúa lai).

Các giống lúa được cơ cấu đều có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày với phương châm thực hiện thời vụ gieo cấy càng sớm càng tốt, thời vụ thu hoạch tránh lụt an toàn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm