| Hotline: 0983.970.780

Những việc làm vụ lợi của GĐ Sở NN-PTNT Yên Bái

Vụ lợi cá nhân

Thứ Sáu 23/05/2014 , 08:55 (GMT+7)

Chỉ nhìn vào công tác tổ chức mới thấy sự vụ lợi của ông Lái trong việc sắp xếp, đề bạt và tăng lương cho con cháu bất chấp các quy định.../ “Ôm” các dự án, kê khai tài sản không trung thực

Trước tiên xin được nói về người con rể của ông là Đỗ Thanh Bình - Phó GĐ Trung tâm Giống cây trồng Yên Bái, mà ông khen nức nở trước mặt các nhà báo ngày 28/4/2014: Cháu thực sự là người có tài đấy các anh ạ...

Xem người con rể “có tài” của ông Pham Văn Lái thế nào: Tốt nghiệp đại học hệ tại chức năm 2002, chuyên ngành Nông học được nhận vào làm hợp đồng tại Trung tâm giống cây trồng, tháng 6/2003 được tuyển dụng vào làm tại phòng Kỹ thuật. Sau khi kết hôn với con gái ông Lái tên là Phan Thị Hải Yến vẫn chỉ là anh cán bộ èng èng, bởi trong phòng có nhiều người học đại học chính quy, trình độ hơn hẳn.

Khi ông Lái về làm GĐ Sở tháng 7/2008 thì tháng 8/2008 Đỗ Thanh Bình được đôn lên làm phó phòng Kỹ thuật và lập tức được cử đi học thạc sỹ từ tháng 8/2008 đến tháng 10/2010. Tháng 1/2011 được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Kỹ thuật, 3 tháng sau, ngày 1/4/2011 được bổ nhiệm làm phó GĐ Trung tâm giống.

Việc thăng tiến như diều của Đỗ Thanh Bình, khiến người ta hết sức nghi ngờ và đặt câu hỏi: Nếu không phải là con rể ông GĐ Sở NN-PTNT thì Đỗ Thanh Bình có được cất nhắc nhanh đến như vậy?

Con gái ông Lái là Phan Thị Hải Yến, trình độ trung cấp tài chính, làm kế toán viên ở Trung tâm Giống cây trồng, tháng 1/2010 thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ông thực hiện việc “luân chuyển” cán bộ đưa bà Phạm Thị Kim Yến - kế toán Chi cục Thú y sang làm kế toán Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, để đưa con gái sang làm kế toán Chi cục Thú y. Việc làm đó đã gây ra nhiều dị nghị trong ngành nông nghiệp Yên Bái.

Con trai ông Lái tên là Phan Anh Tuấn, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, ngày 1/9/2008 ông Lái đưa con về làm hợp đồng tại phòng Kế hoạch-Tài chính của Sở, ngày 1/9/2009 thì được tuyển dụng chính thức qua thi tuyển công chức.

Sau khi được tuyển dụng, tháng 10/2009 Phan Anh Tuấn được cử đi học cao học tại trường Đại học Nông nghiệp I, chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, tháng 8/2011 thì chuyển về Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN-PTNT.

Điều đáng nói ở đây là ông Lái đã sử dụng ngân sách của một tỉnh nghèo như Yên Bái để đào tạo cho con mình sau đó thì chuyển đi nơi khác. Đặc biệt hơn, trước khi cho con trai chuyển công tác ông còn tăng một bậc lương trước thời hạn. Ra vẻ khách quan, quyết định tăng lương cho Phan Anh Tuấn ông “nhường” cho ông Hà Đức Hưng - Phó GĐ ký quyết định 40/QĐ-SNN&PTNT ngày 8/7/2011.

Nếu tính từ 1/9/2009 (Phan Anh Tuấn được tuyển dụng chính thức) đến tháng 7/2011 thì được tăng lương trước thời hạn mới chỉ có 22 tháng, chưa đủ 24 tháng. Theo Thông tư 03/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005, những người có thành tích xuất sắc được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận (bằng văn bản) trong việc thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn tối đa 12 tháng.

02-41-01_t1
Quyết định tăng lương trước thời hạn cho Phan Anh Tuấn, con trai ông Phạm Văn Lái

Ở đây Phan Anh Tuấn được nâng lương trước thời hạn 14 tháng. Thử hỏi Phan Anh Tuấn, có thành tích xuất sắc gì mà được tăng lương trước thời hạn khi chưa đủ 24 tháng theo quy định?

Đơn tố cáo của bạn đọc có đoạn, xin trích: “Với những việc làm đó ông Lái đã  biến ngành nông nghiệp Yên Bái thành “nhà trẻ” cho một lũ con cái ông, mưu lợi cho cá nhân và gia đình mình. Những việc làm đó chứng tỏ ông Lái đã và đang lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi cá nhân”.

Cháu ruột ông Lái là Phan Văn Thành, tốt nghiệp trung cấp kế toán công tác tại trường tiểu học Minh Xuân (Lục Yên) nơi ông Lái làm Bí thư Huyện ủy, khi ông Lái về làm GĐ Sở thì tháng 6/2009 ông kéo cháu về làm nhân viên kế toán Ban QLDA Đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi. Theo phản ánh của một số lãnh đạo Ban QLDA thì năng lực của Phan Văn Thành rất hạn chế, nhưng vì là cháu GĐ nên mọi người phải chịu.

Một cán bộ lãnh đạo hạt Kiểm lâm Yên Bình thở dài: Hạt đã có kế toán và thủ quỹ rồi, Chi cục phân công xuống thì phải nhận thôi, biết là cháu GĐ nên phân công hỗ trợ văn thư làm những việc không tên, chúng tôi thiếu cán bộ kiểm lâm địa bàn chứ không thiếu kế toán...

Ngày 20/5/2011 ông Lái ký quyết định số 72/QĐ-SNN&PTNT thành lập Ban QLDA Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc tỉnh Yên Bái, đưa cháu mình là Phan Văn Thành, cán bộ phòng Hành chính-Kế toán Ban QLDA Đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi làm kế toán chuyên trách.

Ngày 1/12/2011 sau khi Phan Văn Thành được tuyển dụng chính thức, ông Lái đưa cháu về phòng Kế hoạch-Tài chính Sở tiếp tục kiêm nhiệm kế toán Ban QLDA. Phải chăng, để nhường chỗ cho con trai ông Lái là Phan Anh Tiến vừa tốt nghiệp trường Đại học dân lập Thăng Long chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, ngày 1/7/2013 Phan Văn Thành được “đá” sang làm cán bộ phòng Thanh tra vẫn kiêm nhiệm kế toán Ban QLDA?

02-41-01_t2
Quyết định điều động Phan Văn Thành lên phòng Thanh tra

Còn Phan Anh Tiến thì được ông Lái nhận vào làm hợp đồng tại phòng Kế hoạch-Tài chính từ 1/7/2013. Dư luận đặt câu hỏi: Phan Văn Thành vừa là cán bộ phòng Thanh tra lại kiêm nhiệm kế toán tại Ban QLDA có đúng với quy định không?

Theo điều tra của PV, ông Lái không chỉ đưa con cháu vào các phòng của Sở mà còn đưa một số cháu vào các đơn vị trực thuộc Sở. Đơn cử như cô Lê Thị Diệu, trung cấp kế toán hiện đang là nhân viên hợp đồng tại hạt Kiểm lâm huyện Yên Bình.

Trả lời câu hỏi của PV về đơn tố cáo ông GĐ đưa nhiều cháu vào ngành nông nghiệp. Ông Lái khẳng định chỉ có một cháu tên là Diệu hiện đang làm hợp đồng tại hạt Kiểm lâm Yên Bình, nhưng ông không nhớ họ là gì. Đó là điều vô cùng nực cười, ông nhận là cháu mình và xin việc cho cháu mà ông không biết họ của cháu thì không hiểu cô cháu ấy họ hàng với ông như thế nào?

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm