| Hotline: 0983.970.780

Vụ nữ tử tù mang thai: Đã tìm ra cha đứa trẻ

Thứ Sáu 23/09/2016 , 10:25 (GMT+7)

Ngày 22/9, cơ quan tố tụng đã có kết quả giám định ADN xác định được cha đứa trẻ của nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ là Nguyễn Tuấn Hưng (SN 1989, trú tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).


Nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ thoát ản tử nhờ mang thai trong thời gian thụ án.

 

Thời điểm thực hiện hành vi, Hưng là phạm nhân đang chấp hành án phạt tù 30 tháng về tội “trộm cắp tài sản”.

Theo đó, con đẻ của Nguyễn Thị Huệ vừa được khai sinh với tên: N.V.K tại UBND thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nhưng trong giấy khai sinh không có tên cha đẻ.

Vào tháng 2/2016, tại trại giam Công an tỉnh Quảng Ninh, nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ (SN 1974, trú tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) bị Viện KSND và cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện đang mang thai khoảng 25 tuần tuổi trong khi đang mang án tử hình về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Trong quá trình bị giam giữ, nhằm thoát việc thi hành án tử hình, Huệ đã nhờ Hưng “giúp” có thai với giá 50 triệu đồng. Hưng lấy tinh trùng của mình cho vào túi nilon (kèm theo bơm tiêm) và để vào nơi Huệ sắp đặt trước. Lợi dụng lúc được đi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng, Huệ lấy túi tinh trùng mang vào nhà vệ sinh, dùng bơm tiêm tự bơm tinh trùng vào tử cung của mình để có thai. Việc mua bán tinh trùng được xác nhận xảy ra 2 lần vào khoảng tháng 8/2015.

 

Nguyễn Tuấn Hưng liệu có bị xử lý?

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 07/2003/TT-BYT ngày 28/5/2003 của Bộ y tế hướng dẫn thi hành Nghị định 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 của Chính phủ về sinh con bằng phương pháp khoa học thì pháp luật nghiêm cấm hành vi kinh doanh tinh trùng, noãn, phôi.

Hành vi mua bán tinh trùng mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, việc phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng có hành vi bán tinh trùng của mình cho nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ là vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử lý hành chính phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Tiền phong

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm