| Hotline: 0983.970.780

Vụ TMV Cát Tường: Xét nghiệm tủy xương có thể xác định chị Huyền chết trên bờ hay dưới nước

Thứ Bảy 09/08/2014 , 15:10 (GMT+7)

Đó là khẳng định của PGS Nguyễn Trọng Toàn - nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội

“Có thể xét nghiệm tủy xương tìm khuê tảo (tảo silic) để xác định nạn nhân bị chết dưới nước hay trên bờ. Khi tìm thấy khuê tảo trong tủy xương là bằng chứng cho thấy nước đã vào vùng tuần hoàn khi nạn nhân còn sống”, PGS. Nguyễn Trọng Toàn phân tích.

Ngày 8/8, PGS Nguyễn Trọng Toàn - nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội - trao đổi với phóng viên về những vấn đề liên quan đến việc tìm thấy thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.

PGS. Nguyễn Trọng Toàn - nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội
PGS. Nguyễn Trọng Toàn - nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội

Thưa PGS, với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, khi tìm thấy thi thể chị Huyền, liệu có chứng minh được chị chết trên bờ hay dưới nước không?

Có thể xét nghiệm tủy xương tìm khuê tảo (tảo silic) để xác định nạn nhân bị chết dưới nước hay trên bờ. Khi tìm thấy khuê tảo trong tủy xương là bằng chứng cho thấy nước đã vào vùng tuần hoàn khi nạn nhân còn sống; nghĩa là có thể khẳng định nạn nhân bị chết dưới nước. Chứng minh được điều đó rất quan trọng cho việc định tội Nguyễn Mạnh Tường.

Với điều kiện bình thường, theo kinh nghiệm của ông, trong khoảng thời gian bao lâu một cái xác có thể nổi lên mặt nước?

Khi trọng lượng riêng của cơ thể lớn hơn trọng lượng riêng của nước thì xác chìm dưới nước. Còn khi trọng lượng riêng của cơ thể nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước thì xác nổi trên mặt nước. Nói điều đó để thấy được, khi xác chìm dưới nước, vi sinh vật trong ruột vẫn hoạt động, sinh ra hơi làm cho trọng lượng riêng của cơ thể nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước thì sẽ nổi lên.

Về lý thuyết, thời gian xác nổi lên mặt nước phụ thuộc vào điều kiện môi trường khu vực xung quanh. Tốc độ hoạt động của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường dưới nước (chủ yếu là nhiệt độ). Do vậy, khó có thể xác định chính xác mất bao lâu xác sẽ nổi lên mặt nước. Ví như có những trường hợp ở xứ lạnh, cái xác nằm ở dưới nước mấy năm mới nổi lên. Còn ở ta thông thường thì từ 24 tiếng trở ra là chúng tôi nhận được xác để trưng cầu giám định pháp y.


Bến đò Vân Đức nơi phát hiện thi thể chị Huyền. Ảnh Laodong
 

Qua những năm làm ở Viện Pháp y Quân đội, trường hợp ông gặp lâu nhất là bao nhiêu thời gian xác nổi lên mặt nước?

Trường hợp lâu nhất từ lúc mất tích đến lúc tìm thấy cũng chỉ vài ngày là xác đã nổi.

Từ thực tế đó, so với trường hợp hơn 300 ngày mới tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, ông có thấy lạ không?

Đời tôi đi làm chưa gặp trường hợp nào chìm lâu như vậy mới nổi lên mặt nước... Thực tế, giám định ADN dù cho kết quả rất chính xác nhưng vẫn còn sai số nhất định, do vậy, ngoài giám định ADN chúng ta phải làm thêm nhiều cách khác để chứng minh đó là thi thể của chị Huyền.

Trường hợp của chị Huyền khi phẫu thuật thẩm mỹ vùng bụng như vậy có tác động như thế nào đến quá trình thi thể nổi lên mặt nước?

Nếu đã động đến khoang bụng, thì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh khí trong bụng làm cho cơ thể nổi lên mặt nước.

Bị chìm dưới nước tới hơn 300 ngày, khi đó các bộ phận trong cơ thể đã phân hủy, do vậy không còn môi trường cho vi sinh vật hoạt động để sinh hơi làm trọng lượng riêng của cơ thể nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, thưa ông?

Vẫn có khả năng nổi vì ruột người dài tới 9m, khi thủng chỗ này vẫn còn chỗ khác cho vi sinh vật hoạt động - sinh khí. Sau 300 ngày cái xác mới nổi là điều rất lạ nhưng cũng không loại trừ khả năng đó.

Cơ thể chị Huyền khi tìm thấy dưới sông Hồng không còn nguyên vẹn và không có đầu. Điều đó có ảnh hưởng gì đến quá trình giám định pháp y không, thưa ông?

Điều đó làm cho yếu tố để giám định sẽ ít đi và độ chính xác khi giám định không cao bằng bình thường. Có đầu người ta có thể phân biệt rất rõ đó là nam hay nữ, độ tuổi, đặc điểm răng, thậm chí người ta có thể khôi phục lại được khuôn mặt một cách rất tương đối. Tóm lại là sàng lọc để thấy được không có gì mâu thuẫn với con người chị Huyền.

Tuy nhiên, không có đầu người ta vẫn có thể giám định được nhưng sẽ khó hơn hoặc độ chính xác thấp hơn. Nếu không có đầu thì người ta cũng căn cứu vào xương chậu để khẳng định đây là nan hay nữ và cũng có thể dựa vào xương để xác định độ tuổi. Điều quan trọng bậc nhất là dựa vào đặc điểm hình thái của chị Huyền trước đây để đối chiếu với xác tìm thấy. Cái đối chiếu tốt nhất là phim X-quang, tôi nghĩ trong đời chị Huyền thể nào cũng đã từng chụp một vài cái.

Xin cảm ơn ông!

Quang Phong (thực hiện)

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm