| Hotline: 0983.970.780

Vụ việc tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cần sớm làm rõ

Thứ Năm 23/09/2010 , 11:45 (GMT+7)

Nhà trường nhất định cho rằng quỹ trường thừa ra hơn 180 triệu, trong khi thực tế kiểm kê cho thấy không có số tiền này.

Vụ việc được bắt nguồn từ việc Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) cho rằng tháng 8/2009, quỹ của trường đã thừa ra 180.797.000 đồng mà “chưa rõ nguyên nhân” và yêu cầu bà Nguyễn Thị Yên, thủ quỹ của trường phải nộp số tiền này vào quỹ nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tế, khi kiểm kê quỹ không có lượng tiền hiện hữu thực tế này và cũng không có chứng từ chứng minh khoản tiền thừa trên đây.

Phòng Tài chính - Kế toán (TC-KT) đã lập tổ rà soát từ tháng 3/2010 và tìm ra số tiền là 104.422.000 đồng đã ghi nhận trong chứng từ nhưng chưa được chốt số liệu thực tế; vì vậy, con số về tiền quỹ thừa giảm xuống còn 73.418.860 đồng và Trường ĐHCN tiếp tục yêu cầu bà Yên phải nộp số tiền này.

Bà Yên nhận thấy yêu cầu này không phản ánh đúng thực tế khách quan và có nhiều sai phạm của các cá nhân liên quan khác như: Việc ghi nhầm “phiếu chi” thành “phiếu thu”, làm tròn số liệu, ghi ngược số của kế toán viên Nguyễn Thị Kim Dung làm chênh lệch tăng số liệu tiền quỹ so với số tiền thực tế bà Yên giữ; việc các kế toán viên và cán bộ phụ trách Phòng TC-KT lập các biên bản không đúng sự thật... để quy chụp trách nhiệm cho bà Yên. Vì vậy, bà Yên đã làm đơn trình bày sự việc và đề nghị Ban lãnh đạo (BLĐ) nhà trường, các phòng, ban, cá nhân liên quan giúp đỡ, cùng phối hợp giải quyết vụ việc để tìm ra sự thật khách quan.

Nhưng bà Yên không nhận được sự giúp đỡ nào. Ngược lại, bà bị áp đặt về cách giải quyết vụ việc, bị Phòng TC-KT liên tiếp lập các biên bản không phản ánh đúng sự thật và số liệu, không được thể hiện ý kiến của mình trong các biên bản đó…
Đối với quỹ Phòng TC-KT: Phòng TC-KT trường ĐHCNHN đã lập hai biên bản xác nhận hai số liệu khác nhau về quỹ Phòng tại cùng thời điểm bàn giao quỹ và yêu cầu bà Yên phải nộp tiền. Trong các biên bản đó, bà Yên là người có quyền và nghĩa vụ liên quan lại không được thể hiện ý kiến của mình và không được ký biên bản.

Đồng thời, tháng 4/2010, bà Nguyễn Thị Kim Dung cất giấu chứng từ kế toán của bà Yên trả lại học phí cho 34 học sinh thôi học với số tiền 85.584.700 đồng. Bà Dung đã thừa nhận việc này và đã gọi điện cho bà Yên với mục đích đổi chứng từ đó lấy những giấy tờ vay mượn cá nhân của mình; sau đó còn tuyên bố việc cất giấu chứng từ là để “cảnh cáo” bà Yên.

Bà Yên cho rằng, tất cả các sự việc nêu trên xảy ra dồn dập và ngày càng trở nên phức tạp, sai lệch, kéo dài, làm tổn hại tới sức khỏe cũng như danh dự, uy tín của bà. Bà Yên đã viết đơn trình bày với BLĐ nhà trường, các phòng ban liên quan và mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi Cty luật gửi công văn đề nghị trực tiếp làm việc với Trường ĐHCNHN để làm sáng tỏ vụ việc, nhà trường mới thành lập tổ công tác để rà soát lại toàn bộ chứng từ và nội dung sự việc.

Sau rất nhiều buổi làm việc căng thẳng, kéo dài giữa Trường ĐHCNHN và bà Yên, hơn nữa mặc dù nhiệm vụ của Tổ công tác đã kết thúc từ cuối tháng 5/2010 nhưng cho đến thời điểm này, Trường ĐHCNHN vẫn không tìm ra được các chứng cứ chứng minh sai phạm của bà Yên cũng như không đưa ra được bất kỳ một kết luận kịp thời, chính xác và thỏa đáng nào về vụ việc; đặc biệt là thiếu khách quan, không công bằng, không xử lý việc lập khống quỹ phòng của Phòng TC-KT đối với bà Yên và việc cất giấu chứng từ kế toán của bà Nguyễn Thị Kim Dung.

Đồng thời, Trường ĐHCN đã sắp xếp liên miên các buổi làm việc với những nội dung trùng lặp nhằm yêu cầu bà Yên trình bày đi trình bày lại nội dung sự việc, tạo sức ép tinh thần và sự mệt mỏi, tâm lý hoang mang, chán chường đối với cá nhân, gia đình bà Yên. Ngoài ra, trong suốt 5 tháng qua, bà Yên không được bố trí làm việc theo đúng chức năng, vị trí công việc.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Cty Luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) - là đơn vị tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bà Yên cho biết: “Chúng tôi đã gửi nhiều công văn để đề nghị được đặt lịch làm việc với nhà trường nhằm hợp tác giải quyết sớm vụ việc. Tuy nhiên, Trường ĐHCNHN luôn lấy mọi lý do từ chối tiếp xúc, làm việc với luật sư, thể hiện sự thiếu hợp tác trong quá trình giải quyết vụ việc. Khó hiểu hơn là nhà trường không bao giờ có phúc đáp bằng văn bản khi đã nhận được các công văn của Cty luật Hồng Bách. Hiện nay, Trường ĐHCNHN vẫn chưa giải quyết đúng đắn vụ việc trong thời hạn quy định, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của bà Yên.

Thiết nghĩ, vụ việc trên cần được Ban lãnh đạo Trường ĐHCNHN sớm kiểm tra làm rõ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm