| Hotline: 0983.970.780

“Vua gấc” xứ Tản

Thứ Bảy 03/01/2015 , 08:18 (GMT+7)

Ai đã từng lạc vào trang trại trồng gấc của ông Nguyễn Công Tri (47 tuổi) đều bị khung cảnh đẹp như tranh hút hồn.

Đó là một thảo viên giữa trập trùng đồi núi. Những quả gấc xù gai đỏ mọng lủng lẳng trên giàn, bao bọc quanh lòng hồ Cẩm Quỳ nước trong như ngọc. 

“Từ quan” làm nông dân

Dù đã được anh bạn vạch đường chỉ lối cẩn thận, hành trình tìm đến nông trại gấc Tri Hồng ở xóm 5, xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội) vẫn vô vàn chật vật. Những con đường nhiều ngã rẽ, bốn bề cây cối um tùm, ẩn hiện vài ngôi nhà dưới những triền đồi, mãi mới có bóng người để hỏi thăm.

Quần ống cao ống thấp, chân đi dép tổ ong nhưng chủ nông trại gấc Tri Hồng vẫn giữ được phong thái điềm đạm và lối trò chuyện cuốn hút của một cán bộ năm nào.

Có nhà cửa đàng hoàng ở phường Phú Lãm, quận Hà Đông (Hà Nội), lại là công chức huyện ủy, nhưng ông Tri chẳng thích “ôm ghế” chốn công quyền. Năm 2002, mấy chủ rừng ở xã Ba Trại thi nhau giao bán đất đồi vì trồng bạch đàn, keo lai hơn mười năm trời mà gốc cây chỉ to như cổ chân. Thấy thế, ông Tri đứng ngồi không yên, đêm nằm vẫn ấp ủ giấc mộng trở thành chủ một gia trang.

Một hôm, ông thủ thỉ với vợ: “Mẹ nó này! Lương công chức của anh ba cọc ba đồng, môi trường làm việc lại dễ nảy sinh mâu thuẫn, ham muốn quyền lực. Nếu không giữ được mình thì khó sống đời thanh bạch. Nhà không có ruộng đất. Nói gở, chẳng may sa cơ lỡ vận không biết làm gì để sống. Nếu có vài héc ta đất trong tay, dù đó có là đá sỏi thì vẫn chẳng bao giờ nghèo khó.

Vợ chồng mình dành dụm được vài chục cây vàng, tưởng thế là to nhưng tiêu vèo hết ngay, chia cho mấy đứa con cũng chẳng thấm vào đâu. Nên dành tiền ấy mua mấy quả đồi làm của tích lũy sau này”.

Lặn lội mấy chục cây số lên miền rừng heo hút, chân bước lẫm chẫm lên đá sỏi lổn nhổn, đất ngả màu bạc phếch vì khô hạn, bà Đàm Thị Hồng (vợ ông Tri) nhìn chồng hỏi: “Anh định làm giàu bằng cách nào ở nơi cỏ cũng khó mọc này?”

Suốt tám năm ròng rã, ông Tri đi tìm lời giải cho câu hỏi của vợ. Trồng thử hết mít, vải, nhãn rồi đến táo, na…, thế mà không cây nào sống sót. “Có lúc mình ngẫm, phải chăng chui vào khu đồi này là một nước cờ dại, để rồi tiền mất tật mang”, ông Tri chia sẻ.

Ý tưởng táo bạo

Một hôm, bà Hồng mua gấc về đồ xôi cúng rằm. Ông Tri chợt nhớ thời còn ở quê, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch, giàn gấc nhà mình lúc lỉu quả. Sức sống của nó mãnh liệt tuyệt đỉnh, chỉ cần giâm cành một lần là được thu hoạch hàng chục năm. Chẳng cần tốn nhiều công tưới tắm, bón phân bắt sâu, cứ gặp mưa xuân là gốc cây lại tua tủa mầm xanh. Mẹ ông vẫn thường hái ngọn gấc rồi tước xơ, xào tỏi. Ăn rau gấc ngậy và hơi ngăm đắng, ngon hơn cả su su trồng ở xứ ôn đới.

nh-1104459196
Ông Tri đang vận hành máy xúc ủi để bẩy gốc bạch đàn lên

Ông Tri quyết định nghỉ hưu “non” ở tuổi 45 để dồn tâm sức phát triển trại gấc. Đầu tiên, ông bán đứt 4 ha keo, bạch đàn còi cọc với giá 50 triệu đồng. Thợ cưa gỗ chỉ đốn hạ phần thân cây nhô lên mặt đất, để trơ những quả đồi ken đặc gốc cây. Nhìn cảnh tượng ấy, chỉ nghĩ đến chuyện kéo gốc, chốc rễ lên đã thấy oải ê. Tất cả thợ bổ củi (người chuyên đốn gỗ) thiện nghệ quanh vùng đều lắc đầu ngoay ngoảy dù được trả công cao ngất ngưởng.

Khi sức người đã chịu thua, ông Tri tậu hẳn cái máy xúc ủi cũ của Nhật trị giá 120 triệu đồng, sau đó học cách vận hành và tự lái. Chiếc gầu máy xúc lắp răng thép ngoạm đến đâu, gốc cây chồi lên đến đấy. Bà Hồng cặm cụi nhấc lên rồi ném gọn vào một ụ, chờ nắng hong khô đốt thành than. Đá lớn đen trùi trũi, đá nhỏ xám hung hung được ủi xuống dưới làm kè bờ hồ Cẩm Quỳ.

Để làm giàn cho gấc leo, ông Tri đã phải vác gần 1.000 cái cọc bê tông lên đồi rồi chôn xuống đất. Cột nọ níu cột kia bằng “mạng nhện” dây diện. Mọi việc xong xuôi, chủ đất bỏ 5 triệu đồng mua hạt giống gấc cao sản trồng.

nh-2104500121
Chủ nông trại gấc Tri Hồng kiểm tra đường ống dẫn nước nhỏ giọt tự động

Để thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch với đối tác, ông Tri sắm hẳn cái xe hơi 7 chỗ rồi tự lái. Ông bảo: "Tôi tính năm sau sẽ đầu tư khoảng 100 triệu đồng xây dựng khu sơ chế gấc, sau đó bán cho các nhà máy chiết xuất tinh dầu.
Làm như thế, cước vận chuyển sẽ giảm được 60%. Riêng khoản ấy đã lời to rồi. Kinh tế nước mình dựa vào nông nghiệp. Nông dân phải biết cách làm giàu thì mới thúc đẩy đời sống xã hội đi lên.
Phải xóa cho được cái hình ảnh con trâu, cái bừa trên đồng ruộng. Muốn thế, mỗi người cần phải sáng tạo và dám đi trước thiên hạ mới bứt phá lên được".

Ông Tri kể: “Trồng hạt sẽ cho cây khỏe hơn giâm cành nhưng lại không phân biệt được đâu là hạt giống cây đực, đâu là cây cái, phải gieo 5 hạt một gốc để sau này tỉa dần. Khi phát hiện bông hoa không có bầu quả, mình dò đến tận gốc và nhổ bỏ vì đó là cây đực. Cây cái bao giờ cũng có hoa mang bầu. Nhiều gốc, trồng 5 hạt ra cả 5 cây đực, phải nhổ toàn bộ, nghĩ mà tiếc đứt ruột”

Rút ra bài học xương máu, những đợt mở rộng diện tích sau, chủ nông trại tìm những cành gấc trên những thân cây mập, sai quả rồi giâm. Từ đấy, mật độ giàn gấc luôn ổn định.

Muốn trồng gấc trên đất đồi dốc, nước tưới được coi là vấn đề cốt tử. Những ngày đầu, vợ chồng ông Tri phải hì hụi gánh nước dưới hồ để “giải khát” cho cây. Có dịp nắng gắt, phải làm việc vất vả nhiều ngày liền khiến chủ trại gấc kiệt sức. Hai ngày liền không có nước, cây lá héo úa rũ rượi. Mũi khụt khịt, chân tay ê mỏi ông vẫn phải gượng dậy cầm ô roa tưới cây, ơn trời gấc không chết.

Sau lần ấy, ông Tri quyết định đầu tư xây dựng bể nước cỡ lớn trên những đỉnh đồi, mua ống nhựa nối với bể (có gắn van đóng mở) và dẫn đến từng gốc gấc rồi đâm thủng lỗ kim để tạo tia nước tưới nhỏ giọt. Bây giờ, ông có thể rung đùi ngồi tán gẫu với bạn bè cả ngày mà không phải lo những giàn gấc thiếu nước. Cây lớn lên từng ngày, xanh non mỡ màng.

Vườn cây “báo ân”

Theo nhẩm tính của ông Tri, đầu tư cho 1 ha gấc tuy tuy lớn (5 triệu tiền giống; 20 triệu tiền phân và 60 triệu tiền cọc bê tông và lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt), nhưng lại cho thu hoạch lâu dài như một cây công nghiệp.

Từ năm thứ 2 trở đi, chỉ cần đầu tư không quá 40 triệu mua phân bón và khâu tưới nước. Cây gấc năm đầu tiên chưa phải giai đoạn cho năng suất kịch trần, nhưng tổng doanh thu của 1 ha đã đạt 450 triệu đồng (với giá thị trường ổn định 15.000 đồng/kg). Trừ chi phí đầu tư, chủ nông trại bỏ túi ít nhất 300 triệu đồng.

Nhìn quả gấc xù xì gai không mấy ưa mắt, thế nhưng khi chiết xuất thành tinh dầu lại có tác dụng bổ mắt, sáng da, chống lão hóa đến kinh ngạc.

Mấy năm trở lại đây, số lượng nhà máy chế biến tinh dầu gấc tăng chóng mặt, nhu cầu nguyên liệu ngày một lớn, vườn gấc của ông không bao giờ lo thiếu thị trường. Chỉ cần một cuộc điện thoại là ô tô rầm rập kéo đến thu mua.

Vì diện tích đất đồi lớn, chủ nông trại quyết định nhập thêm hàng ngàn gốc cam Canh, bưởi Diễn và chanh đào về trồng. “Các cụ đã dạy rằng “mít đốn cành, chanh đốn rễ” mới sai quả. Vì thế, tôi nghĩ ra phương pháp trồng cây không đào hố mà đánh thành một ụ đất cao, sau đó bỏ bầu cây giống vào.

Như vậy, khi bón phân không cần phải đào rãnh. Bao giờ rễ cây mọc dài, già cỗi, hút được ít dinh dưỡng, chỉ cần phạt ngắn lại. Vài ngày sau sẽ bộ rễ sẽ đẻ tua tủa rễ tôm màu trắng, dưỡng chất dễ hấp thu hơn”, ông Tri chia sẻ kinh nghiệm.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm