| Hotline: 0983.970.780

"Vua nấm" ở Yên Bái

Thứ Sáu 19/08/2011 , 11:01 (GMT+7)

Có thể nói ông Vũ Hữu Lê là người đầu tiên mở rộng qui mô trồng nấm ở Yên Bái qua việc hợp đồng với các hộ dân trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm...

Ông Vũ Hữu Lê (phải) giới thiệu cách làm nấm với lãnh đạo Sở NN-PTNT Yên Bái

Ông Vũ Hữu Lê năm nay đã 76 tuổi, thuộc lớp người "xưa nay hiếm", nhưng vẫn miệt mài cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho xã hội. Từ một thợ cơ khí, ông trở thành GĐ Nhà máy cơ khí tỉnh Yên Bái, khi về hưu ông tiếp tục nghiên cứu và chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp. Năm 2009 ông bước sang nghề trồng nấm.

Với dáng người nhỏ nhắn, nhưng trí tuệ và sự say mê nghiên cứu cơ khí ứng dụng thì không mấy người so sánh được. Từ một thợ cơ khí rồi trở thành giám đốc, ông là chủ nhân của nhiều bằng sáng tạo khoa học ứng dụng. Sau khi về hưu ông không chịu ngồi yên an dưỡng tuổi già mà thành lập Cty TNHH Cơ khí & Xây lắp Hồng Hà (Cty Hồng Hà) để tiếp tục nghiên cứu, chế tạo nhiều loại máy móc phục vụ SX nông nghiệp, như: Máy vò, máy sào chè mini, với đủ loại đường kính từ 0,9- 1m và hơn 1m.

Nông dân chế biến chè ở khắp các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Lâm Đồng…đã sử dụng máy của Cty ông vào SX. Mỗi năm Cty chế tạo và bán ra thị trường trung bình từ 300-400 máy chế biến chè loại nhỏ. Ngoài ra ông còn chế biến máy chưng cất tinh dầu quế, máy băm cành lá quế; máy chế biến gỗ: Máy xẻ thanh, máy sấy khô…Hàng ngàn hộ nông dân và nhiều Cty đã sử dụng sản phẩm của ông, vì các loại máy móc đó phù hợp với chế biến nhỏ của các hộ gia đình.

Từ năm 2009 ông Vũ Hữu Lê chuyển sang nuôi trồng các loại nấm: Mộc nhĩ, nấm sò, nấm hương, linh chi và chế biến những máy móc phục vụ cho công nghiệp trồng nấm, qui mô vừa và nhỏ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện ông đang là đầu mối cung cấp giống và tiêu thụ mộc nhĩ, nấm sò cho khoảng 100 hộ gia đình ở TP. Yên Bái và huyện Trấn Yên. Năm 2010 ông đã tiêu thụ giúp các hộ dân 5 tấn mộc nhĩ khô, tương đương 70 tấn mộc nhĩ tươi.

Có thể nói ông là người đầu tiên mở rộng qui mô trồng nấm ở Yên Bái qua việc hợp đồng với các hộ dân trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với phương thức: Cty Hồng Hà cung cấp bịch nấm cho các hộ dân, khi có sản phẩm các hộ dân bán lại nấm cho Cty với giá thị trường. Cty đã cung cấp gần 1 triệu bịch làm nấm cho người dân. Đây là nghề mới, do đó ông đã cùng cán bộ kỹ thuật của Cty đến từng nhà hướng dẫn cách trồng, thu hoạch và bảo quản.

Ngoài việc thu mua, Cty của ông đã SX và bán ra thị trường cả chục tấn nấm. Bởi thế, nhiều người đã gọi ông là "Vua nấm" ở Yên Bái. Thống kê chưa đầy đủ, số lượng nấm 2011 Cty Hồng Hà SX và thu mua được trên 50 tấn. Hiện nay số nấm do Cty Hồng Hà và người dân sản xuất đến đâu bán hết đến đấy. Ngoài thị trường trong tỉnh nấm sò của Yên Bái đã có mặt ở các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nội…giá bán từ 15.000-20.000/kg.

Ông Lê cho biết: Để người dân chủ động trong việc trồng nấm, Cty Hồng Hà đang chế tạo những máy hấp nấm để giao cho người dân. Thay cho việc bán các bịch nấm giống để người dân tự đóng bịch và hấp, Cty chỉ giao phôi nấm, người dân tự cấy vào các bịch nấm, nhằm giảm chi phí SX giúp người dân SX có lãi hơn. Mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông Vũ Hữu Lê vẫn ham mê sáng tạo, nhiệt tình giúp đỡ người dân, ông mong ước: Mọi người càng làm ra nhiều sản phẩm thì mình càng phấn khởi…

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất