| Hotline: 0983.970.780

"Vua ngao" ở cuối sông Hồng

Thứ Ba 07/08/2012 , 11:44 (GMT+7)

Nhờ con ngao, anh Cửu không chỉ vươn lên thoát nghèo, trở thành tỷ phú mà còn lập hẳn cả website để đưa thương hiệu ngao Giao Thủy vươn ra thế giới.

Khai thác bãi bồi ven biển quê hương để nuôi ngao, anh Nguyễn Trường Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, Nam Định không chỉ vươn lên thoát nghèo, trở thành tỷ phú mà còn lập hẳn cả website để đưa thương hiệu ngao Giao Thủy vươn ra thế giới.

Ngao Giao Thủy vào EU

Vùng cửa biển Ba Lạt, nơi con sông Hồng đổ ra biển, thuộc các xã Giao Thiện, Giao Xuân của huyện Giao Thủy. Từ xưa đến nay, đây là miền biển nghèo, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Những năm đầu 2000, nghề nuôi ngao bắt đầu phát triển, nhưng năm được năm mất khiến nhiều người nản chí. Trước tình hình đó, Nguyễn Trường Cửu, một thanh niên địa phương đã bỏ làng đi tìm kế, học hỏi để cứu lấy đầm ngao quê mình.

Năm 2001 khi giống ngao bản địa bị chết hàng loạt, Cửu lăn lội vào tận Bến Tre để tìm giống mới. Giống ngao mà anh đưa về nhanh chóng thích nghi tốt và phát triển thành thương hiệu ngao Giao Thủy. Năm 2005, UBND huyện Giao Thủy đã ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho DN Cửu Dung do anh làm giám đốc xây dựng thương hiệu ngao Giao Thuỷ với những cam kết chung về quy trình nuôi và đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn để xuất khẩu, tạo nên sự đồng nhất về chất lượng. Năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa cho thương hiệu ngao Giao Thuỷ.

Cũng trong thời gian này, Cửu lập website cuudung.vn. Ngao Giao Thủy được EU công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường các nước Châu Âu. Đây là vùng nuôi ngao duy nhất ở miền Bắc đạt được tiêu chuẩn này. Tháng 6/2010, ngao Giao Thuỷ được nhận Huy chương Vàng cùng danh hiệu “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.


Đầm ngao của Cửu trúng lớn

Nhờ khẳng định được thương hiệu ngao Giao Thủy nên mỗi năm địa phương này đã xuất sang thị trường Châu Âu khoảng 3.000 tấn ngao thương phẩm, thu về hàng trăm tỉ đồng. “Có được thương hiệu đã khó nhưng giữ nó còn khó hơn bởi chỉ cần có tiêu chuẩn không đạt là họ không cho xuất khẩu mặt hàng của mình vào thị trường EU. Như thế thì dân nuôi ngao của chúng tôi chịu thiệt hại lớn. Nên một mặt phải thông qua Hiệp hội Nuôi trồng nhuyễn thể của huyện để thống nhất quy trình sản xuất với các hội viên. Mặt khác chúng tôi cũng kiên quyết không cho bất kì ai “mượn” thương hiệu ngao Giao Thủy để bán ngao ra thị trường nước ngoài”, Cửu khẳng định.

Thì ra, khi thương hiệu ngao Giao Thủy được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, đã có không ít đại lý thu mua ngao ở các địa phương đến năn nỉ xin được “mượn tên” để dễ bề trong việc xuất khẩu. “Có người còn hứa cho tôi cả tỷ bạc để có được thương hiệu ngao Giao Thủy nhưng tôi kiên quyết từ chối. Làm sao tôi có thể vì tiền mà làm điều có tội với dân quê mình và còn ảnh hưởng đến uy tín của nền kinh tế đất nước”, "vua ngao" Nguyễn Trường Cửu cho biết.

Không giàu một mình

Khi phong trào nuôi ngao ở địa phương bắt đầu phát triển, Cửu đã tham mưu cho địa phương thành lập Hiệp hội Nuôi trồng nhuyễn thể huyện Giao Thủy. Anh hi vọng rằng đây sẽ là nơi để người dân địa phương bàn bạc, trao đổi kiến thức làm ăn. Điều này đã giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ở huyện Giao Thủy tuyệt nhiên không có hiện tượng ngư dân tranh chấp bãi nuôi ngao như ở các địa phương khác. Người dân dựa vào nhau phát triển nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm để bán ra thị trường.

“Vui thì nhiều lắm chứ. Nhờ con ngao mà đời sống của dân mình đang giàu lên nhanh chóng. Nhưng nếu nhìn xa để phát triển bền vững nghề thì còn nhiều điều cần phải lo. Nghiêm trọng nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường do việc nuôi ngao thiếu qui hoạch và khai thác tài nguyên đất, nước quá mức. Thiếu kỹ thuật, cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh của vật nuôi…”.

Từ suy nghĩ đó, Cửu đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương cần có phương án qui hoạch lại bãi ngao, sự cần thiết phải xây dựng trạm quan trắc môi trường, kêu gọi mọi thành viên trong Hiệp hội Nuôi trồng nhuyễn thể Giao Thủy có hành động bảo vệ, cải thiện môi trường biển. Cửu cắt ra gần 3 ha diện tích đầm ngao để trồng rừng ngập mặn và tặng cho địa phương làm mô hình bảo vệ bờ biển.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất