| Hotline: 0983.970.780

Vừa phòng lũ, vừa chống hạn

Thứ Tư 22/10/2014 , 08:08 (GMT+7)

Diễn biến thất thường của thời tiết đang gây khó cho ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định. Mùa mưa lũ cận kề, nhiệm vụ của những Cty thủy lợi là phải giữ an toàn cho các công trình.

Trước dự báo El Nino sẽ gây hạn cho vụ ĐX 2014-2015, Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết, Cty đã tính toán việc tích nước hợp lý để vừa phòng lũ, vừa đủ nước cung cấp cho SXNN trong năm sau.

2 nhiệm vụ cấp bách 

“Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, những tháng cuối năm 2014, hiện tượng El Nino có khả năng phát triển và tiếp diễn đến các tháng đầu năm 2015 với cường độ trung bình so với các đợt El Nino đã xuất hiện trong 50 năm gần đây.

Theo đó, khả năng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và trực tiếp ảnh hưởng đến VN ít hơn bình thường, mùa mưa tại các khu vực kết thúc sớm. Lượng mưa các tháng tới có khả năng thiếu hụt so trung bình nhiều năm cùng thời kỳ", ông Nguyễn Văn Phú GĐ Cty nói.

Đề phòng khả năng khô hạn diễn ra diện rộng trên phạm vi toàn tỉnh trong các tháng mùa khô 2015 là vấn đề đang được Cty này đặt ra ngay trong thời điểm phòng chống lũ. Năm nay, Cty vừa phòng lũ vừa chống hạn theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh do Chính phủ vừa ban hành. Quy trình vận hành liên hồ chứa cho phép tích nước trước mùa lũ (từ 1/11 - 15/12 hằng năm) đối với hồ Núi Một và hồ Thuận Ninh; từ 15/11 - 15/12 đối với hồ Định Bình và Trà Xom 1.

Theo đó, trong tháng 10 này hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh) được tích nước ở cao trình 75 (dung tích gần 60 triệu m3); hồ Núi Một (TX An Nhơn) được tích ở cao trình 44.5 (dung tích 93 triệu m3); hồ Thuận Ninh (Tây Sơn) được tích ở cao trình 65 (dung tích 22,5 triệu m3)…

Sang tháng 11, cao trình mực nước tại các hồ chứa nói trên được phép tích nhỉnh lên. Hồ Định Bình được phép tích với cao trình 80.93 (dung tích 105 triệu m3), hồ Núi Một cao trình 45.2 (dung tích 100 triệu m3); hồ Thuận Ninh cao trình 67 (dung tích 30,7 triệu m3).

Tuy nhiên hiện Cty chỉ giữ cao trình hồ Định Bình ở mức 70, hồ Núi Một 31.5 và hồ Thuận Ninh 60 nhằm vừa bảo đảm an toàn cho công trình, vừa sẵn sàng đón lũ đề phòng mưa lũ lớn bất thường làm giảm ngập hạ du. Trong tháng 10/2014, nếu có thông báo bão lũ thì Cty phải xin phép BCH PCLB tỉnh đưa cao trình mực nước trong các hồ chứa nói trên về mực nước thấp nhất để đón lũ.

Hồ Định Bình phải giảm cao trình mực nước xuống còn 65; hồ Núi Một giảm còn 43.5 và hồ Thuận Ninh còn 63. Nếu có thông báo bão lũ trong tháng 11/2014, hồ Định Bình được tích với cao trình 75, hồ Núi Một 44.5 và hồ Thuận Ninh 65.5. Nhiệm vụ của quy trình vận hành liên hồ chứa ưu tiên số 1 cho đảm bảo an toàn tuyệt đối các công trình, sau đó giảm lũ cho hạ du, tiếp đến là cấp nước cho SXNN vào năm sau và cuối cùng mới đến chuyện phát điện.

10-44-17_2
Giữa năm 2014 hạn hán lại hoành hành dữ dội ở Bình Định

“Để thực hiện quy trình trên, Sở NN-PTNT Bình Định đang tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ tư vấn để đề xuất Trưởng BCH PCLB tỉnh ban hành các lệnh giảm lũ và vận hành trong những trường hợp đột xuất”, ông Phú nói.

Quy trình trên được áp dụng cho 6 hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh là: Vĩnh Sơn A, Vĩnh Sơn B, Trà Xom 1, Định Bình, Núi Một và Thuận Ninh. Căn cứ nhận định xu thế diễn biến của thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, nếu dự báo hình thế thời tiết cho thấy không có khả năng gây mưa lũ trên lưu vực, thì Trưởng BCH PCLB tỉnh ra quyết định việc cho phép tích nước các hồ, đưa về mực nước dâng bình thường để tránh thiếu nước SX vào năm sau.

Phân rõ trách nhiệm

Ông Phú cho biết thêm, căn cứ mực nước tại 2 trạm thủy văn Bình Nghi (Tây Sơn), Thạnh Hòa (TX An Nhơn) và mực nước trong các hồ chứa tại thời điểm, Chủ tịch UBND tỉnh có quyền ra quyết định xả lũ, điều chỉnh lưu lượng nước đi lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn lưu lượng nước đến bằng lệnh cho BCH PCLB tỉnh.

Việc thông báo xả lũ đến người dân vùng hạ du cũng được quan tâm. Khi phải xả lũ, BCH PCLB tỉnh phải có trách nhiệm thông báo đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trước khi thực hiện xả lũ ít nhất là 4 tiếng đồng hồ.

Chi cục Thủy lợi, đê điều và PCLB Bình Định sẽ tổ chức diễn tập thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa vào sáng 24/10 tới đây. Có những tình huống giả định được đưa ra và Cty sẽ luyện tập xử lý từng tình huống để khi vận hành không bị lúng túng.

Khi nhận thông báo của BCH PCLB tỉnh, BCH PCLB các huyện, thị xã, TP phải cấp tốc thông báo ngay đến BCH PCLB các xã, phường. Ngay sau đó, BCH PCLB các xã, phường phải nhanh chóng dùng mọi phương tiện như loa truyền thanh, hoặc dùng loa tay đi thông báo đến tận các làng mạc, khu dân cư để người dân nắm được thông tin xả lũ, kịp thời đối phó.

Cty TNHH Khai thác CTTL Bình Định có nhiệm vụ tăng cường công tác quan trắc mực nước, lưu lượng nước. Việc báo cáo cũng được quy định ngặt hơn. Nếu như trước đây, chưa có lũ chỉ báo cáo 1 lần/ngày, trong khi lũ đang xảy ra thì mỗi giờ phải báo cáo 1 lần. Nay, khi chưa có lũ cũng phải báo cáo 4 lần/ngày, lũ đang xảy ra cứ 15 phút phải báo cáo 1 lần.

“Chúng tôi còn có trách nhiệm dự báo lưu lượng nước đến trong các hồ để báo cáo cho cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh. Cty đã thành lập riêng 1 ban PCLB và bố trí 1 phòng riêng biệt để làm việc. Ban tổ chức mỗi ca có 4 cán bộ túc trực 24/24 để nhận thông tin, xử lý thông tin, làm báo cáo, lưu trữ hồ sơ đi và đến. Quyết tâm của chúng tôi là đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình trong mùa mưa bão và tích nước hợp lý để cung cấp cho SXNN trong năm 2015”, ông Nguyễn Văn Phú nhấn mạnh.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm