| Hotline: 0983.970.780

Vừa xả lũ, vừa tích nước

Thứ Năm 20/11/2014 , 09:07 (GMT+7)

Hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa là một trong số công trình thủy nông có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay. 

Nhiệm vụ chính là cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, SX nông nghiệp và chống xâm nhập mặn vùng hạ du sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông.

Hồ Dầu Tiếng được xây dựng trên thượng nguồn sông Sài Gòn. Hồ có dung tích trên 1,5 tỷ m3 nước. Lưu vực hồ Dầu Tiếng rộng 2.700 km2 thuộc địa phận 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước.

Hằng năm, bước vào mùa mưa, Cty TNHH MTV Dầu Tiếng - Phước Hòa, đơn vị quản lý hồ Dầu Tiếng vừa lo tích nước, vừa lo đảm bảo an toàn hồ chứa, xả lũ với lưu lượng hợp lý, không để ngập lụt vùng hạ du.

Với nhiệm vụ kép này, đơn vị quản lý hồ tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên mực nước về hồ. Mùa mưa, là dịp để tích nước lý tưởng nhất. Nước tưới cho SX nông nghiệp và các nhu cầu khác, có bị thiếu hụt hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tích nước tại hồ Dầu Tiếng.

Năm 2013, hồ Dầu Tiếng đã cấp nước cho nông nghiệp với diện tích tự chảy trên 150.000 ha và tạo nguồn đạt 120.000 ha. Về cơ bản đảm bảo nước tưới cho cây trồng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại hai địa phương trọng điểm là Tây Ninh và TP.HCM.

Hồ Dầu Tiếng còn xả trên 100 triệu m3 nước chống xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn vào thời điểm nắng nóng kéo dài. Việc này đã giúp cho SX nông nghiệp của người dân vùng hạ du hạn chế thiệt hại do biến đổi thời tiết.

Do phải tích nước dự trữ cho mùa khô, nên có thời điểm trong mùa mưa, lượng nước về hồ Dầu Tiếng cao hơn so quy trình.

Để đảm bảo an toàn hồ chứa, Cty Dầu Tiếng - Phước Hòa chủ động xả lũ tổng lưu lượng gần 350 triệu m3 nước. Nhờ đó, năm 2013 không xảy ra sự cố nào làm ngập lụt vùng hạ du cũng như thiệt hại cây trồng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Hồ Dầu Tiếng có dung tích chứa đến 1,58 tỷ m3 nước. Hiện mực nước hồ đã đạt đến cao trình 23,35 m. Nếu mực nước vượt qua 24,4 m mà nước vẫn tiếp tục về, nhiều khả năng hồ Dầu Tiếng phải xả lũ với lưu lượng lớn có nguy cơ gây ngập úng cho khu vực hạ du Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM.

Nguồn nước dự trữ phục vụ SX nông nghiệp được Cty làm tốt, tuy nhiên việc xả lũ như thế nào, là vấn đề nóng hiện nay.

Hiện mức xả lũ trung bình của hồ Dầu Tiếng là 200 m3/s. Theo các chuyên gia, nếu mưa lớn 1.000 mm/ngày thì hồ Dầu Tiếng phải xả với lưu lượng lớn hơn để đảm bảo an toàn hồ chứa. Không để xảy ra vỡ đập và hậu quả sẽ khó lường, với hơn 1,5 tỷ m3 nước đổ dồn về phía hạ du.

Theo thiết kế, để đảm bảo an toàn khi nước lũ về quá lớn, hồ Dầu Tiếng có thể xả tối đa với lưu lượng 2.800 m3/giây. Nhưng trên thực tế, chỉ cần xả 600 m3/giây đã gây ngập lụt khá nặng hạ du.

Để nguồn nước chảy thuận lợi từ hồ Dầu Tiếng đến ruộng đồng của người dân, đồng thời giúp lưu lượng nước vận hành nhanh khi hồ xả lũ, Cty Dầu Tiếng - Phước Hòa đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí lớn của các tỉnh Bình Dương, Long An, TP.HCM để sửa chữa các hạng mục kênh mương thủy lợi, các đập chính, đập tràn xả lũ, nạo vét rong bèo, khơi thông dòng chảy.
Năm 2013, tổng kinh phí chi cho việc này là 2,7 tỷ đồng. Năm 2014, các địa phương trên tiếp tục đóng góp 4,3 tỷ đồng. Nhờ đó, hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa đảm bảo đủ nước phục vụ tốt SX nông nghiệp cũng như công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường.

Ông Bùi Xuân Đại, PGĐ Cty Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết: “Công tác điều tiết lũ là nhiệm vụ quan trọng, vừa đảm bảo tích nước, vừa phòng cắt lũ. Trong các kỳ triều cường Cty đã chủ động tích lại, tới kỳ triều cường kém chủ động điều tiết lũ xuống hạ du qua sông Sài Gòn, với phương châm xả lưu lượng nhỏ, kéo dài thời gian xả nhằm tránh gây thiệt hại cho người dân vùng hạ du.

Cuối tháng 7, nửa đầu tháng 8 mưa tập trung trong thời gian ngắn với cường độ lớn, do vậy đến 7h sáng ngày 6/8/2014 mực nước hồ Dầu Tiếng đã ở cao trình 22,05 m, cao hơn giới hạn trên tung độ đường phòng phá hoại là 1,93 m.

Nhằm nâng cao công tác vận hành, tăng cường sự kết hợp với các địa phương trong việc điều tiết xả lũ xuống vùng hạ du, chủ động ứng biến thời tiết cực đoan, Cty đã mời đại diện Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP.HCM, bàn kế hoạch xả lũ, đưa nước về quy trình đón lũ chính vụ.

Trong cuộc họp, thống nhất tăng lưu lượng xả 300 m2/s. Tuy nhiên đến giữa tháng 8/2014, lượng mưa trên lưu vực có xu hướng giảm, nên Cty đã duy trì lưu lượng xả 200 m2/s nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng người dân vùng hạ du”.

Có một vấn đề lo ngại là, hồ Dầu Tiếng vẫn chưa có quy trình vận hành năm 2014. Hiện vẫn vận hành theo quy trình năm 2000. Trong khi đó, hồ Dầu Tiếng lại có thêm nguồn nước bổ sung từ hồ Phước Hòa, trên 200 triệu m3, nên rất cần quy trình vận hành liên hồ chứa để đảm bảo an toàn công trình.

Giải thích lý do chậm trễ trong quy trình vận hành mới nhất, ông Lê Văn Dũng, GĐ Cty Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết: “Vấn đề còn lại của năm nay đầu tiên là giữ tuyệt đối an toàn công trình, an toàn vùng hạ du. Tích đủ nước để phục vụ SX.

Hiện nay chúng tôi vẫn vận hành hồ Dầu Tiếng theo quy trình tạm thời năm 2000. Đơn vị tư vấn cũng đã lập xong quy trình vận hành hồ Dầu Tiếng khi có bổ sung hồ Phước Hòa. Tổng cục Thủy lợi đã nhận được dự thảo quy trình cách đây 2 tháng, chờ thẩm tra thẩm định trình Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt ban hành”.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.